5.1. Kết luận
Sau 4 năm từ khi thực hiện mô hình quản lý nghề cá tại chi hội cơ sở đầu tiên, đến nay toàn xã đã phát triển đến 3 Chi hội nghề cá khác nhau, về ngành nghề sản xuất, về quy mô, về thời điểm thành lập... nhưng thống nhất trong thể chế chi hội nghề cá cơ sở. Kế hoạch quản lý của xã Quảng Lợi là giao vùng mặt nước cho các Chi hội nghề cá cấp cơ sở khai thác, nuôi trồng trong thuỷ vực để cộng đồng chủ động cùng nhau quản lý. Giải quyết việc giao quyền khả thi bằng cách cấp cho Chi hội nghề cá các “quyền đánh cá” để giảm đầu mối quản lý. Trong trường hợp này thẻ hội viên của các thành viên chính thức trong Chi hội nghề cá được xem như là thẻ hành nghề, một hợp phần trong quyền chung của Chi hội nghề cá cơ sở. Trên cơ sở kết quả điều tra thu được và từ thực tế hoạt động của các chi hội nghề cá có thể rút ra kết luận là:
Các Chi hội nghề cá cơ sở bước đầu hoạt động đã thu được những kết quả cụ thể và đáng khích lệ.. Hoạt động đánh bắt và nuôi trtồng thuỷ hải sản của người dân ven phá Tam Giang của xã Quảng Lợi đã được tổ chức có quy hoạch, Không còn hiện tượng người dân đánh bắt tràn lan trên phá cũng nhưb sử dụng các ngư cụ dánh bắt huỷ diệt, nhận thức của người dân về nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi đã được nâng lên rõ rệt. Các hộ tham gia vào chi hội đã ý thức được và tự giác chấp hành các quy định của chi hội đề ra vì họ nhận thấy những lợi ích, quyền lợi mà họ nhận được khi tham gia vào Chi hội nghề cá đồng thời với nó các hội viên của chi hội phải thực hiện các nghĩa vụ của mình khi tham gia vào chi hội đó là nhắc nhở những người xung quanh họ về ý thức nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trao đổi, bàn bạc kinh nghiệm sản xuất để sản xuất đạt hiệu quả cao. Giúp đỡ nhau về kỹ thuật cũng như về kinh tế trong quá trình sản xuất.
Xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp là mục tiêu chính của Chi hội nghề cá, quy hoạch được xây dựng thông qua sự đồng thuận của tất cả người dân sống trên vùng đầm phá và chia sẻ nguồn lợi này. Sự tổng hợp ởđây có ý nghĩa bao hàm tất cả các thành phần chính của hệ thống, gồm cácyếu tố tự
nhiên(chất lượng nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ trữ lượng sinh học,v.v), yếu tố con người ( nhận thức, khả năng quản lý nguồn lợi tự nhiên, ý thức về vai trò của cộng đồng) và kỹ thuật ( hỗ trợ để thúc đẩy quá trình ra quyết định, các công cụ trực quan và triển khai thiết bị) được đưa vào kế hoạch.
Phối hợp các cơ quan tiến hành công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của hội; nâng cao ý thức của các thành viên, các doanh nghiệp và nông, ngư dân về pháp luật trong nền kinh tế thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với thị trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Tổ chức đa dạng các dịch vụ hỗ trợ thành viên, nâng cao năng lực, quy mô sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, nhất là khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản. Tăng cường đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tốt công tác thông tin, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại; chủ động, linh hoạt xây dựng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; tham gia đầy đủ vào các tổ chức quốc tế, bảo đảm đấu tranh có hiệu quả các vụ kiện về kỹ thuật và thương mại đối với ngành hàng; có cơ chế để thực hiện tốt vai trò điều hòa các lợi ích của các thành viên.
5.2 Kiến nghị
Trên cơ sở kết qủa nghiên cứu, điều kiện kinh tế xã hội của ngư hộ thôn Ngư Mỹ Thạnh nói riêng và xã Quảng Lợi nói riêng, xem xét các hoạt động nghề cá cũng như thu thập nhu cầu của chính quyền địa phương và của cộng đồng ngư dân, tôi xin kiến nghị một số vấn đề dưới đây nhằm mục đích hỗ trợ xây dựng chi hội nghề cá hoạt động và phát triển một cách thiết thực và hiệu quả thì tôi xin kiến nghị một số biện pháp sau:
- Tiến hành điều tra nguồn lợi thuỷ sản và công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại xã Quảng Lợi. Việc tìm hiểu tiến trình thành lập và hoạt động của Chi hội nghề cá xã Quảng Lợi sẽ góp phần làm cơ sở cho việc thành lập các Chi hội nghề cá sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chúng ta cần đặt Chi hội nghề cá trong mối tương tác tổng thể với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản khu vực phá Tam Giang, ảnh hưởng và tác động của Chi hội nghề cá đến cộng đồng ngư hộ vùng phá Tam Giang. Hoạt động của các Chi hội nghề cá cần được tiến hành theo phương thức có sự tham gia.
Điều này cho phép cộng đồng có thể tham gia và từng bước làm quen với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có tổ chức, bảo vệ nguồn lợi tài nguyên thuỷ sản và bảo vệ môi trường, để họ dần dần có thể tự đánh giá hoạt động của mình, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và đưa ra những quyết định hợp lý, một kết quả mong đợi trong việc thành lập các Chi hội nghề cá cơ sở.
- Tiến hành thiết kế và lựa chọn xây dựng Chi hội nghề cá phù hợp với xã Quảng Lợi. Mặc dù nhiều nơi ở nước ta đã triển khai và xây dựng Chi hội nghề cá, nhưng có thể nói rằng không Chi hội nghề cá nào giống Chi hội nghề cá nào. Mỗi Chi hội nghề cá phụ thuộc cơ bản vào các điều kiện, đặc điểm nơi đó được xây dựng. Ngay tại một nơi, ví dụ xã Quảng Lợi, các Chi hội nghề cá cũng có sự khác biệt, điều này phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra, năng lực thực hiện, nguồn lực đầu vào.
- Tiến hành thành lập và hỗ trợ ban quản lý các Chi hội nghề cá. Rõ ràng việc thành lập các Chi hội nghề cá tại xã Quảng lợi mà chương trình FSPS II Thừa Thiên Huế đã xây dựng và triển khai xuất phát từ nhu cầu bên ngoài. Vì vậy, trong trường hợp này, sự hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt ở giai đoạn đầu có vai trò quyết định đến sự thành bại của các chi hội. Hệ thống quản lý nhà nước địa phương cần phải tham gia và cần phải được hỗ trợ để tham gia một cách hiệu quả. Hệ thống quản lý nhà nước ở địa phương cần phải xác định và cam kết thực hiện không chỉ trong thời gian dự án ( vì sau này có hết dự án thì bản chất của các Chi hội nghề cá là sự đồng quản lý giữa cơ quan quản lý địa phương với cộng động, tức cơ quan quản lý địa phương phải có trách nhiệm và duy trì và phát triển mối quan hệ này với cộng đồng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như về đồng quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng. Đây là hoạt động rất quan trọng, đặc biệt đối với các Chi hội nghề cá mới thành lập. Đối với các Chi hội nghề cá được khởi xướng từ bên trong thì cộng đồng ngư dân tự họ đã nhận thức rất rõ vấn đề và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của họ, từ đó thôi thức họ cần phải đồng quản lý để bảo vệ và duy trì, phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, đối với những Chi hội nghề cá được khởi xướng từ bên ngoài như trường hợp của Chi hội nghề cá
thôn Ngư Mỹ Thạnh, một yếu điểm tại thời điểm xuất phát là chúng ta chưa có được cái tinh thần ấy từ cộng đồng. Hoạt động tuyên truyền nên được tổ chức một cách chặt chẻ, song hành cùng quá trình xây dựng và hoạt động của Chi hội nghề cá. Nhóm chuyên trách cũng như nhóm nồng cốt của cộng đồng cần tham gia một cách chủ động, tích cực
Nên sử dụng hỗ trợ về kỹ thuật từ bên ngoài và học hỏi kinh nghiệm từ việc xây dựng và triển khai các Chi hội của nghề cá ở các địa phương khác. Xây dựng Chi hội nghề cá là một quá trình gặp nhiều khó khăn, thực tế cho thấy ở Thừa Thiên Huế các Chi hội nghề cá mới được thành lập không nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng. Vì vây, sự chia sẻ phải học hỏi từ việc thành lập các Chi hội nghề cá của các huyện, các tỉnh bạn là rất cần thiết. Các hình thức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm nên được thực hiện nhiều hình thức khác nhau. Nên chủ động tìm nguồn kinh phí hỗ trợ để đảm bảo các chi hội nghề cá hoạt động một cách ổn định và đạt hiệu quả cao. Thực tế cho thấy phải mất khá nhiều thời gian để có thể xây dựng và triển khai thành công một Chi hội nghề cá nhất là đối với các Chi hội được khởi sướng từ bên ngoài.
Chi hội nghề cá đã trở thành một chủ thể hợp pháp, là cầu nối của chính quyền cơ sở với ngư dân. Tính chất hợp pháp, nằm trong hệ thống hội nghề nghiệp là những điều kiện tiên quyết để cho tổ chức tồn tại sau khi chương trình, dự án kết thúc.