Đánh giá công tác huy động vốn tại SGD-NHĐT&PTVN 1 Kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.doc (Trang 47 - 49)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở giao dịch

2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại SGD-NHĐT&PTVN 1 Kết quả đạt được.

2.3.1. Kết quả đạt được.

Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền và hệ thống công nghệ hiện đại, nguồn vốn huy động của SGD liên tục tăng trưởng. Số dư huy động tiền gửi của SGD có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt có sự tăng trưởng rõ rệt trong 3 năm gần đây, tổng số dư huy động năm 2006 tăng 33,6% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 34,7% so với năm 2006.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động của SGD, tuy có sự sụt giảm trong khối lượng tiền gửi huy động từ dân cư nhưng vẫn có thể nhận thấy rõ sự tăng mạnh trong khối tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế (TCKT), trong 2 năm 2006 và 2007, lượng tiền huy động được từ các TCKT đều tăng trên 60% mỗi năm, tính đến cuối năm 2007, lượng vốn huy động được từ phía các TCKT đã lên tới 11.821 tỷ đồng.

Huy động VND hiện chiếm khoảng 85% tổng nguồn vốn, huy động trung dài hạn ổn định ở mức khoảng 44% . Sở giao dịch đã cải thiện cơ bản tỷ trọng

tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn, góp phần giảm chi phí huy động, tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng vốn huy động, số lượng khách hàng cũng ngày càng gia tăng. Ngồi việc duy trì mối quan hệ lâu dài bền vững với các khách hàng truyền thống, Sở giao dịch đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm khách hàng mới thơng qua việc nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hóa ngân hàng.

Như vậy, công tác nguồn vốn tại SGD vẫn tiếp tục giữ vững được số dư huy động cao và có tăng trưởng, đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao. Cơ cấu nguồn vốn nói chung tương đối ổn định, tỷ trọng huy động vố trung và dài hạn tăng đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã được phân tích trên, vẫn cịn một số hạn chế trong công tác huy động vốn của Sở.

2.3.2. Hạn chế.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn là khá đồng đều xét về mặt tổng thể, tuy nhiên cơ cấu huy động lại có những biến động chưa hợp lý. Cụ thể, trong khi nguồn vốn huy động trung và dài hạn có xu hướng giảm cịn nguồn vốn ngắn hạn tăng, trong khi đó nhu cầu tín dụng trung và dài hạn lại rất lớn. Nếu xem xét kĩ có thể nhận thấy phần lớn nguồn vốn huy động được sử dụng để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn, do đó sự gia tăng quá lớn của nguồn vốn ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng cho vay của Ngân hàng.

Thực tế cho thấy hoạt động huy động vốn từ dân cư của Sở là chưa hoàn toàn hiệu quả, dường như đang trên đà giảm sút. Mạng lưới hoạt động trên địa bàn

Hà Nội vẫn cịn ít so với hệ thống các Ngân hàng khác như Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác. Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm mặc dù Sở giao dịch đã nỗ lực trong việc thực thi các chính sách thu hút khách hàng. Rõ ràng, trong một môi trường như hiện nay, việc cạnh tranh bằng lãi suất vẫn còn phổ biến, nhưng khi Ngân hàng Nhà nước đã giới hạn lãi suất trần đối với tiền gửi thì việc sử dụng lãi suất như một cơng cụ để thu hút người dân đến với ngân hàng là chưa đủ. Hoạt động Marketing của Ngân hàng chưa được chú trọng, chưa thực sự trở thành cơng cụ hiệu quả để khuyếch trương hình ảnh và các hoạt động của ngân hàng.

Một điều khác nữa cũng khơng nên bỏ qua đó là trình độ và thái độ của nhân viên ngân hàng đối với khách hàng khi hướng dẫn các dịch vụ cũng ảnh hưởng đến việc khách hàng có quyết định kí hợp đồng với ngân hàng hay khơng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w