0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.DOC (Trang 48 -55 )

VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PT VN

2.3.1.Kết quả

Như ta đã biết, chất lượng tín dụng được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu và cũng được xét trên nhiều giác độ (đối với ngân hàng, với khách hàng và với nền kinh tế). Trong các chỉ tiêu định lượng thì chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hơn cả trong việc đánh giá chất lượng tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn, bên cạnh đó là một số chỉ tiêu khác như: lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, giá trị tài sản đảm bảo...

Chỉ tiêu NQH 31/12/2002 NQH 31/12/2003 NQH 31/12/2004 Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % Ngắn hạn 1,33 6,1 37,632 48,51 22,43 48,01 T- D hạn a.DNNN b.DNNQD 0,76 0,6536 0,1064 3,5 3 0,5 21,919 17,995 3,924 28,26 23,16 5,1 18,759 14,932 3,827 40,15 31,96 8,19 KHNN&CĐ 19,673 90,4 18,02 23,23 5,529 11,84 Tổng NQH 21,763 100 77,571 100 46,718 100 (Nguồn: Báo cáo KQKD SGD- BIDV)

Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian và theo thành phần kinh tế

2.3.1.1. Các kết quả đạt được

Chỉ tiêu định lượng

• Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn năm 2004 đã giảm đi đáng kể so với năm 2003 (giảm 30,853 tỷ đồng). Trong đó nợ quá hạn trung và dài hạn đối với DNNN đã giảm xuống 3,063 tỷ đồng so với năm 2003, chỉ còn 14,932 tỷ đồng, điều này cho thấy kết quả của các biện pháp đảm bảo an toàn tín dụng đồng thời cũng thấy được sự tích cực của SGD trong việc xử lý nợ quá hạn, làm cho chất lượng tín dụng nâng lên rõ rệt.

Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN có xu hướng tăng nhưng vẫn trong tỷ lệ giới hạn cho phép, chất lượng tín dụng đảm bảo.

Tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung là rất thấp (năm 2002 là 0,47%, năm 2003 là 1,46%, năm 2004 là 0,92%).

• Công tác thu hồi nợ:

Công tác thu hồi nợ trong các năm đã được tiến hành theo đúng kế hoạch, đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong năm qua đã thu được 138,92 tỷ đồng, đạt

100% kế hoạch, trong đó thu hồi nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN cũng tăng lên, đóng góp đáng kể trong tổng nợ được thu hồi. Việc thu nợ tốt đã giúp Sở chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng tín dụng trong các năm tiếp theo.

• Giá trị tài sản đảm bảo:

Giá trị tài sản đảm bảo tăng lên rất cao trong năm 2004 đạt 2874 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của giá trị tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN vì theo quy định hiện nay thì các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, DNNN vay cũng phải có tài sản đảm bảo, nếu không thì phải đáp ứng yêu cầu là có tín nhiệm với Sở trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi; có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.

• Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN: nếu như lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2004 là 112 tỷ đồng thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN chiếm tới khoảng 57%, đây là một sự đóng góp không phải là nhỏ của hoạt động này.

Chỉ tiêu định tính

SGD NH ĐT&PT VN rất có uy tín trong hoạt động tín dụng ở trong và cả ở nước ngoài, nhờ đó khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng là rất cao. SGD đã cung ứng một khối lượng vốn lớn, đặc biệt là vốn tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN, góp phần không nhỏ trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội trên từng đại bàn và trên cả nước: phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng với hệ thống các nhà máy sản xuất gạch tuynen, gạch ốp lát, các nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Hải phòng, Bỉm Sơn..., mà sự tồn tại của

các Doanh nghiệp này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bao lao động trên toàn quốc.

Sở luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN- phát huy vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh trong đầu tư phát triển.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Sở dĩ có được những kết quả đó là do:

• Thứ nhất, Sở đã thực hiện nghiêm túc luật tín dụng, các quy định, quy chế trong hoạt động tín dụng và cơ chế ủy quyền của Tổng Giám đốc NH ĐT&PT VN cũng như quy trình nghiệp vụ ban hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO đã ban hành.

• Thứ hai, Chính sách tín dụng của Sở luôn bám sát với chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà nước; tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các Bộ từ khâu chủ trương đầu tư, quy hoạch sản phẩm, danh mục đầu tư, quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đã chủ động thẩm định các dự án có hiệu quả, dự án đầu tư khả thi, tham mưu cho UBND các địa phương và Bộ, ngành chủ quản ngay từ khâu quyết định đầu tư, tư vấn cho chủ đầu tư ngay từ khi lập dự án để có cơ cấu đầu tư, cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

• Bên cạnh đó, các nguyên tắc trong quy trình phân tích tín dụng được quy định chặt chẽ hơn: đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở hệ thống định hạng rủi ro tín dụng và các chỉ số rủi ro an toàn; SGD chỉ thực hiện giao dịch với các khách hàng được xác định rõ ràng, minh bạch; các khách hàng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết...

• Công tác kiểm tra, kiểm soát các khâu trong hoạt động tín dụng cũng như công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, mạng lưới hậu kiểm công tác tín dụng từ Hội Sở chính được thực hiện thường xuyên hơn. Sở cũng luôn tiến hành công tác đánh giá quản trị rủi ro tín dụng, nhận diện rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro thông qua hệ thống thông tin dự báo và thông tin phòng ngừa rủi ro, tuân thủ theo đúng các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Hội sở chính.

• Với các hoạt động nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên cũng như việc tuyên truyền về những nghĩa vụ, những trách nhiệm cán bộ nhân viên sẽ phải chịu nếu không tiến hành đúng các quy định trong việc cho vay... đã giúp nhân viên trong Sở nhận thức được tầm quan trọng của công việc và có ý thức hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sở luôn có những chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cũng như trình độ của cán bộ nhân viên, đồng thời trong Sở cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ, tin học...giúp cho mặt bằng trình độ của các nhân viên trong SGD ngày càng đều hơn.

• Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã buộc nhiều DNNN phải chấn chỉnh lại hoạt động của mình, và bằng nhiều biện pháp thì hoạt động của họ đã có hiệu quả hơn, do đó có thể hoàn trả vốn vay cho SGD theo đúng thời hạn trong hợp đồng đã ký.

• Và cuối cùng, một nguyên nhân rất quan trọng đó là: môi trường kinh tế, chính trị- xã hội ở nước ta khá ổn định, không có sự biến động lớn, điều kiện này đã thực sự tạo ra một môi trường khá thuận lợi cho hoạt động tín dụng của SGD.

2.3.2.Một số hạn chế 2.3.2.1. Một số hạn chế

• Dư nợ chưa cân đối, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN còn cao. • Quy trình, chất lượng thẩm định, công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn chứa đựng một số tồn tại.

• Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tuy đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa cao, ảnh hưởng tới sự an toàn trong hoạt động tín dụng.

• SGD tuy đã tập trung nhiều công sức để giải quyết nợ quá hạn, nợ tồn đọng nhưng kết quả thu nợ quá hạn còn chưa cao, tình hình tài chính của một số đơn vị có nợ quá hạn rất khó khăn không có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo tiền vay có nhiều tranh chấp, không đầy đủ yếu tố pháp lý nên rất khó khăn trong việc sử lý tài sản để thu nợ.

• Tiềm ẩn nợ quá hạn của một số bộ phận dư nợ đang trong hạn là nguy cơ làm giảm chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó thì tỷ giá thường xuyên biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, do đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Sở.

• Chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng còn một số hạn chế: có một vài nhân viên không phục vụ khách hàng với thái độ tận tình, chu đáo, hoặc gây ra một số lỗi trong khâu kiểm đếm, gây tranh cãi với khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân thuộc về phía SGD:

• Khối lượng công việc của SGD nhiều nhưng biên chế lao động được bổ sung chưa tương xứng. Một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay còn thiếu

cán bộ làm việc, đôi lúc chưa coi trọng công tác tiếp thị khách hàng...vì vậy chất lượng phục vụ khách hàng đã bị ảnh hưởng.

• Tuy chất lượng cán bộ đã tăng lên rất nhiều nhưng có một số cán bộ còn chưa được đào tạo bồi dưỡng kịp thời dẫn tới những bất cập và mắc một vài sai lầm trong công tác xử lý tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp, chưa phân tích kỹ việc thẩm định tình hình tài chính cũng như phương án kinh doanh trước khi cho khách hàng vay.

• Công tác kiểm tra, kiểm soát của Sở vẫn còn một số tồn tại: đôi khi đã quan tâm tới khâu thẩm định trước khi cho vay, còn khâu quản lý sử dụng khoản vay vẫn còn đôi chút lỏng lẻo.

 Nguyên nhân thuộc về các DNNN:

• Trong số những DNNN là khách hàng của SGD, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có năng lực trong điều hành quản lý nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp không có năng lực nên không thể trả được nợ cho ngân hàng.

• DNNN dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện công nghệ kỹ thuật, tiếp cận với thị trường nhưng họ vẫn thiếu thông tin trong kinh doanh, không kịp thời nắm bắt được tình hình thị trường trong và ngoài nước làm cho sản phẩm xuất ra không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, dẫn đến không tiêu thụ được. Một số doanh nghiệp vay vốn của Sở để nhập khẩu máy móc từ nước ngoài do thiếu thông tin nên giá mua cao, máy móc lại lạc hậu, năng suất thấp nên không thu hồi được vốn kịp thời để trả nợ cho ngân hàng.

• Vẫn còn tồn tại một vài DNNN có tư cách kém: họ cố ý lừa đảo trong quá trình lập hồ sơ vay vốn, hoặc đến khi vốn đã được cấp thì nó lại không được sử

dụng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mà lại được một số cán bộ trong doanh nghiệp sử dụng để phục vụ mục đích cá nhân của mình.

• Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc không trả được nợ của một số DNNN còn do một nguyên nhân vô cùng quan trong là nguyên nhân thuộc về đối tác làm ăn của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đã giao hàng nhưng bị đối tác dây dưa hoặc tình hình tài chính khó khăn đột ngột dẫn tới việc không trả được tiền hàng, như vậy kết quả là doanh nghiệp sẽ không thu kịp số vốn vay để trả cho ngân hàng.

 Nguyên nhân khác:

• Hệ thống pháp lý ban hành chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, do đó đã có tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng sơ hở để gây thất thoát cho ngân hàng.

• Các nguyên nhân bất khả kháng: nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu luôn thay đổi, đặc biệt trong những năm gần đây thì thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra đã làm cho nhiều DN bị gián đoán trong hoạt động kinh doanh, có nhiều DN còn bị thiệt hại rất nặng nề nền khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.DOC (Trang 48 -55 )

×