ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦNGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 39)

2.1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH

Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý, trước hết từ khát vọng giải phóng dân tộc. Người tìm thấy sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp), giải phóng con người. Đó cũng là mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản.

Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít, giải quyết quan hệ cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác và Ăngghen: sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá. Văn hóa trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế. Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình kết tinh, kế thừa phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế.

Nhân dân Việt Nam xây dựng xã hội cũng là tuân theo quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công là điều kiện đảm bảo vững chắc, đồng thời là mục tiêu cho độc lập dân tộc hướng tới.

2.2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội.

- Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

- Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một số mặt nào đó của nó (kinh tế, chính trị, văn hoá…): “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai là ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”1. Khi đề cập về kinh tế, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh hai yếu tố: Chế độ sở hữu (công cộng hoặc xã hội) và quan hệ phân phối: làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, Người nêu chế độ dân chủ, mọi người được phát triển toàn diện.

- Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”1, là “làm sao cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. “ Nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”2, là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do; là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”3.

Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là trên những mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đặc trưng 1: Chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

Đặc trưng 2: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ - thuật, có nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.

Đặc trưng 3: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ không còn người bóc lột người.

Đây là một vấn đề được hiểu như là một chế độ đã xây dựng xong, hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. Trong chủ nghĩa xã hội không còn áp bức, bóclột, bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, công bằng, hợp lý.

Đặc trưng 4: Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng và phát triển toàn diện,.

Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội có một hệ thống giá trị làm nền tảng, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con ngừơi, bác ái, đoàn kết, hữu nghị… Tất cả những giá trị cơ bản này là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Khi các giá trị đó đã đạt được thì loài người sẽ vươn tới lý tưởng cao nhất của chủ nghĩa xã hội, đó là “liên hợp tự do của những người lao động” mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo. Ở đó, cá tính của con người được phát triển đầy đủ, năng lực con người được phát huy cao nhất, giá trị con người được thực hiện toàn diện. Nhưng theo Hồ Chí Minh, đó là một quá trình phấn đấu khó khăn, gian khổ, lâu dài, dần dần và không thể nôn nóng.

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8. tr. 226

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10. tr. 556

3. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 39)