C. NỘI DUNG
2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
3.3. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng tất yếu gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đây là trách nhiệm cực kỳ quan trọng của Đảng với tư
cách là Đảng cầm quyền. Trong giai đoạn hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở những nội dung như: Lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước: lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan nhà nước, bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước, bằng công tác kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước theo luật định. Bản chất, tính chất của Nhà nước ta gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó, đến lượt Đảng, một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vững mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là yếu tố quyết định thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội của nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích và làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về dân chủ.
2. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
3. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về một Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?
4. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay? Để xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải làm gì?
Chương 7
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI A. Mục đích
- Nắm được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, và xây dựng con người mới.
- Thấy được những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng nền đạo đức cách mạng, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Yêu cầu
- Làm rõ tư tưởng về vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, quan điểm về một số lĩnh vực chính của văn hóa.
- Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức; những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam và những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản mà sinh viên cần học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới.
C. Nội dung