Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 93 - 94)

C. NỘI DUNG

2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

2.4.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử.

Ngày 27-11-1945 Người ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5-20 năm tù khổ sai. Ngày 26-1-1946, Người ký Quốc lệnh khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình. (Chu Bá Phượng Bộ trưởng Bộ Kinh tế đã bị đưa ra xem xét trước Quốc hội 11-46. Trần Dụ Châu Đại tá công an, Cục trưởng Cục Quân nhu bị tử hình).

Trong xử lý công việc gì Người luôn chú ý đảm bảo cả hai mặt: có lý, có tình. Người luôn giáo dục cán bộ, đảng viên phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Người hết lòng thương yêu, dạy bảo cán bộ, nhưng Người cũng xử lý rất nghiêm khắc những kẻ cố tình làm hại đến tính mệnh, tài sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Nhà nước.

Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là một người sáng suốt thống nhất hài hoà giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không bao che cho những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai. Kỷ cương, phép nước thời nào cũng cần thiết và đều phải được áp dụng cho bất cứ ai. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hoá những người có lôi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp. Dưới ngọn cờ đại nghĩa, bao dung của Hồ Chí Minh, nhiều người vốn rất mặc cảm với cách mạng đã không “sẩy chân” phạm pháp hoặc không đi theo kẻ địch.

3. Kết Luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc, định hướng cho việc hoàn thiện và xây dựng nền dân chủ, Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Học tập và quán triệt tư tưởng này để xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những điều kiện thực tế hiện nay của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w