“Cuộc sống không được trải nghiệm thì không đáng sống”
- Plato Bạn có biết tại sao trong các tổ chức hay các doanh nghiệp họ lại đặt ra các quy định và các nguyên tắc làm việc ngặt nghèo như vậy không, điển hình là trong quân đội. Đó là vì các tổ chức này đều muốn tổ chức hay doanh nghiệp của mình phát triển một cách không ngừng và bền vững, Cũng như quân đội mạnh là quân đội có kỷ luật nghiêm vậy. Con người chúng ta cũng vậy, nếu bạn sống có tổ chức tức là bạn ép mình vào khuôn khổ nhất định bạn bạn sẽ dành được thành công đáng kể trong lĩnh vực bạn muốn. Tất cả những gì mà tôi muốn nói chính là “kỷ luật cá nhân”.
Bạn có tự hỏi tại sao những người rất giỏi rồi mà sao họ vẫn chăm chỉ tập luyện mỗi ngày không? Chẳng hạn Michael Phelps một vận động viên bơi lội của Mỹ đã giành 8 huy chương vàng trong Olympic 2008 được báo chí hết sức ca ngợi nhưng anh vẫn không quên luyện tập mỗi ngày. Mỗi ngày anh vẫn dành 6 tiếng đồng hồ để luyện tập. Hay Đac – Uyn nhà bác học vĩ đại có câu nói rất nổi tiếng rằng: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” hay sao, Lê- Nin cũng nói: “Học, học nũa, học mãi”. Một khi “bộ máy” kỷ luật đã đi vào khuôn khổ nó sẽ hình thành thói quen trong con người của bạn dần dần nó tạo nên con người không phải đơn giản chỉ là bạn của ngày xưa mà bạn đã trở thành “siêu nhân” đấy bạn ạ. Nếu bạn không muốn cuộc đời của mình sẽ chết dần chết mòn nơi só cửa thì bạn hãy vạch ra những “thiết chế kỷ luật” cho riêng bạn rồi bạn sẽ là người dẫn đầu đấy bạn ạ.
Bạn đã nhiều lần vạch ra một bản kế hoạch hay viết cho mình một thời gian biểu làm việc? Tôi tin là đã có lần bạn làm việc này. Xin hỏi bạn nhé? Bạn từ bỏ kế hoạch của bạn sau bao lâu thực hiện. Là ba ngày hay năm ngày vậy. Tôi không có ý hạ thấp bạn đâu, chúng ta đa phần là như vậy nó cũng giải thích vì sao chúng ta chưa bắt
Lý do bạn rời bỏ thời gian biểu của mình đơn giản vì bạn không muốn đưa minh vào khuôn khổ hay bạn sợ chê cười, bạn sợ làm việc vất vả, hay bạn là một kẻ lười biếng. Như thế chưa phải là tất cả đâu bạn ơi. Nguyên nhân chính của vấn đề là chúng ta chưa có một nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tính kỷ luật.
Bạn tự hỏi làm gì ta phải làm như vậy, làm gì ta phải ép mình làm thế, nhiều thú vui đang chờ đón ta. Hay kiến thức của bạn còn quá lùn để nhận ra vấn đề
Điều này cũng giải thích vấn đề là quyết tâm của bạn chưa cao. Bạn chỉ mới suy nghĩ đến vấn đề nhưng cũng chưa hiểu vấn đề, nhưng dù sao suy nghĩ được là đã tốt lắm rồi vì còn nhiều kẻ đang hủy hoại chính bản thân mình dù sao bạn cảm thấy mình vẫn ổn chứ. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao số những nhà lãnh đạo, hay những người thành đạt lại ít ỏi rối chứ. Tôi đã tìm hiểu và nghiệm ra rằng đa phần chúng ta có quan điểm như trên về tính ký luật còn nhà lãnh đạo thì coi đó là điều kiện dẫn tới thành công./ Và họ đã làm được và thực thi các khuôn khổ mà họ đã tạo ra.
Trong tiếng Hy Lạp cụm từ “tự kiểm soát” – Self-Control để miêu tả những người sằn sàng đưa mình vào khuôn khổ và bộ máy do chính anh ta đã đặt nền móng cho những thành công lớn. Aristottle vĩ đại cũng đã cho rằng: “Những người không tự kiểm soát được thường có mơ ước rời bỏ lý trí, nhưng để thành công họ phải làm chủ ước mơ của họ”
Bạn muốn thay đổi cả thể giới này? Bạn muốn những người khác phải thay đôi?... Để những điều này xảy ra bạn phải đau đầu suy nghĩ. Nhưng tốt nhất và đơn giản hơn bạn nên thay đổi chính mình. Vì bạn là một phần của thế giới này khi bạn đổi thay dần dần mọi thứ xung quanh bạn cũng sẽ biến đổi. Rồi một ngày thế giới sẽ thay đổi. Bạn hãy tin điều này, Và thế giới sẽ ghi danh bạn, bạn sẽ làm được thôi.
Sau đây tôi xin kể một vài tấm gương họ đều là những vĩ nhân và tính kỷ luật đã làm lên lịch sử cho cuộc đời của họ.