Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn ở xã kỳ sơn-huyện kỳ anh- tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 43)

III. Cơ cấu đất nông nghiệp

6. Tham gia tập huấn Có

4.3.1. Định hướng phát triển

Phát huy những lợi thế sẳn có của vùng năm 2011 nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đưa cây sắn vào cây trồng chính và xem cây sắn là cây trồng chủ lực cho phát triển kinh tế hộ. Cây sắn củng được chính quyền xã đã chú trọng phát triển, vì vậy xã đã có kế hoạch, quy hoạch diện tích trồng sắn, tạo điều kiện để phát triển, tránh tình trạng khai thác tràn lan kém hiệu quả. Đồng thời xã đã có kế hoạch xây hỗ trợ người dân địa phương nhằm

giúp đỡ họ trong sản xuất như: cho vay vốn với lãi suất ưu đải, hỗ trợ hộ nghèo về giống, phân bón,…

4.3.2. Giải pháp

- Kỹ thuật: để cung cấp cho nhà máy hoạt động bình thường thì cần có sự phối hợp chặt chẻ từ nhà máy đến người dân, từ khâu trồng đến khâu thu hoạch. Do vây bà con nông dân cần thực hiện đúng lịch thời như sau :

+ Về vụ mùa gieo trồng

+ Vụ đông xuân: tháng 12 đến tháng 4năm sau + Vụ hè thu : từ tháng 7 đến tháng 10

+ Giống sắn:

Hiện nay bà con nông dân chủ yếu sử dụng giống sắn KM94 nhưng không phải là giông săn mới mà là do bà con để lại qua các năm,cho nên làm giảm năng suất của sắn vì giống đã thái hoá. Vì vậy bà con nên mua giống mới thay thế giống săn hiên nay tại địa phương đang trồng để có được năng suất cao hơn.

• Phân bón: Cây sắn là cây trồng dể chăm sóc nên người nông dân chưa chú trọng đầu tư dẩn tới sản lượng thu hoạch còn chưa cao. Đất trồng sắn nhiều vụ sẽ bị thoái hoá nếu không được chăm sóc đất cho tốt. Để thực hiện tốt công tác này thì người nông dân cần thực hiện một số biện pháp:

- Bón phân chuồng đầu vụ để cải tao đất tạo chất dinh dưỡng cho đất vì địa phương là đất cát bạc màu

- Bón phân NPK để kích thích sắn sinh trương và phát triển tốt để thu đươc năng suất cao, bón them vôi giúp khử tạp chất trong đất và tăng hàm lượng tinh bột của củ.

• Đất đai

Đối với các vùng đất dự kiến mở rộng vùng nguyên liệu phải khảo sát cụ thể và có phương án quy hoạch phân vùng phân bổ. Để tao điều kiện thuận lợi khi giao đất, giao rừng cho hộ gia đình thực hiện nghiêm ngặt các chế độ thâm canh cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

Nhà nước cần có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để nông dân có điều kiên khai hoang, phục hoá mở rộng diện tích trồng sắn. Đồng thời mua sắm trang thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất. Thời hạn vay và trả phải dài để nông dân có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất

• Nhà máy :

Nên tạo điều kiên cho người dân ứng trước một nguồn kinh phí nhất định để đầu tư trồng sắn

Giữa nhà máy và người trồng sắn nguyên liệu cần phải có hợp đồng sản xuất, giá cả thu mua và bao tiêu sản phẩm một cách cụ thể. Nêu rõ trách nhiệm mỗi bên và cần có UBND xã làm chủ để khi thanh lý hợp đồng một cách thuận lợi nhất. Tạo tâm lý ổn định cho người sản xuất

Nhà máy cần nghiên cứu và tìm kiếm những giống sắn mới,thay thế giống sắn đã bị thái hoá tại địa phương. Và hỗ trợ giống mới cho bà con nông dân.

• Về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật :

Đây là giải pháp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng và khả năng sản xuất của đất đai. Tăng cường năng lực hoạt động của mang lưới khuyến nông xã. Nâng cao chất lượng và số lượng các lớp tập huấn kỹ thuật trồng sắn cho người nông dân,hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

PHẦN 5

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn ở xã kỳ sơn-huyện kỳ anh- tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w