Khái quát về tình hình sảnxuất sắn 1 Diện tích, năng xuất, sản lượng

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn ở xã kỳ sơn-huyện kỳ anh- tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 28)

III. Cơ cấu đất nông nghiệp

4.2.1. Khái quát về tình hình sảnxuất sắn 1 Diện tích, năng xuất, sản lượng

4.2.1.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng

Cây Sắn đã thực sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân toàn Huyện Kỳ Anh nói chung và xã Kỳ Sơn nói riêng. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, xã Kỳ Sơn đã đưa cây sắn vào sản xuất. Mặc dù mới đầu diện tích đất trồng còn hạn chế, tuy nhiên sau khi thấy được hiệu quả ma cây sắn ở nơi đây mang lại bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây sắn vào sản xuất chính vi vậy cho nên trong những năm vừa qua diện tích đất trồng sắn liên tục tăng nhanh. Nhất là trong năm 2010 khi giá thành của sản phẩm mà hoạt động này mang lại tăng lên đã tạo động lực cho người dân mỡ rộng diện tích đất trồng sắn.

Trước đây cây sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó với người nông dân là cây trồng rất quan trọng đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, trong những năm trở lại thì cây sắn không đơn thuần là cây lương thực nữa, sắn chuyển sang là cây cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến cũng nhờ đấy mà diện tích trồng sắn đã được tăng lên nhanh chóng, mới đây người dân còn nhập về một số giống sắn công nghiệp có năng xuất cao. Theo thống kê của xã về diện tích trồng sắn

Bảng 6: Tình hình trồng sắn của xã kỳ sơn năm (2008-2010)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Diện tích (ha) 107 169 300

Năng suất (tạ/ha) 170 168 200

Sản lượng (tấn) 1547 2016 6000

(Nguồn: báo cáo của xã Kỳ Sơn 2010)

Do đặc điểm địa hình của xã là đồi núi nên diện tích đất trồng ở đây chủ yếu là đất mới khai hoang còn rất giàu dinh dưỡng cho cây trồng vì vậy năng suất sắn cao lại không đòi hỏi phải đâu tư nhiều về phân bón và chi phí đầu vào cũng ít, hiệu quả kinh tế cao. Lại phù hợp với điều kiện

sản xuất của người dân, cho nên diện tích đất trồng sắn tăng nhanh theo từng năm. Nhanh chong vượt qua các loại cây trồng khác như ngô, đậu, lạc,… để trở thành cây trồng chính của địa phương, hoạt động trồng sắn trở thành hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế và có thể được coi là cây có thể giúp bà con nơi đây thoát khỏi nghèo đói ( cây xóa đói giảm nghèo cho người dân).

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ(%) diện tích các loại cây trồng chính trong xã Kỳ Sơn

(Nguồn: số liệu báo cáo xã từ năn 2008- 2010)

Qua biểu đồ cho thây diện tích trồng sắn liên tục tăng nhanh, trong khi diện tích đất trồng lạc, đậu lại giảm dần từ năm 2008 đến 2010.

Nguyên nhân do:

+ Kể từ năm 2008 trở lại đây cây sắn được đưa vào cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ sản xuất

+ Sản phẩm sắn có thị trường tiêu thụ vơi số lượng lớn (nhà máy chế biến tinh bột sắn đặt tại địa phương) và thu mua với giá thành cao

+ Hoạt động trồng sắn tốn ít công lao động hơn so với các loại cây trồng khác

+ Không đòi hỏi chi phí đâu tư nhiều

Thấy được tiềm năng to lớn từ cây sắn chính quyền địa phương cùng với người dân đã liên tục mỡ rộng diện tích đất sắn. Cây sắn nơi đây đã lấn át một số loại cây trồng khác để vươn lên đứng đầu, là một trong những cây trồng chính. Hoạt động sản xuất sắn đang là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế nhất trong nền nông nghiệp địa phương.

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn ở xã kỳ sơn-huyện kỳ anh- tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w