III. Cơ cấu đất nông nghiệp
6. Tham gia tập huấn Có
4.2.4.3. Ảnh hưởng của thị trường và các yếu tố đầu vào
Sản xuất sắn là nghành sản xuất hàng hoá, do đó gắn liền với thị trường và giá cả. Sự biến động của giá sản phẩm và giá đầu vào đều làm thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất.
Hơn nữa giá các yếu tố sản xuất thay đổi làm thay đổi chi phí sản xuất, từ đó thay đổi thu nhập các nông hộ. Sức không ổnn định của thị trường tiêu thụ, tăng giá đầu vào làm bà con không yên tâm chăn lo sản xuất.
- Giống:
Hện nay người dân địa bàn nghiên cứu chủ yếu sử dụng giống sắn KM94, thế nhưng giống lại được sữ dụng qua nhiêu năm liên tiếp do đó giống đang dần thoái hóa, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sắn trong những vụ tiếp theo.
Qua thực tế ở địa bàn nghiên cứu cho thấy người dân bón phân không hợp lý theo đúng quy trình kỹ thuật, mà bón phân hoàn toàn tự phát theo định hướng của họ. Với thực tế đó đã làm cho năng suất cây sắn giảm dần theo từng vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa nắm rõ trong việc đầu tư sản xuất sắn. Thu nhập của người dân vẩn còn thấp nên thiếu vốn đầu tư cho sản xuất sắn. Mặt khác giá cả phân bón lại tăng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sắn. Để thấy được khó khăn của người trồng sắn chúng tôi so sánh giá phân năm 2010 và 2011 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 16: Chênh lệch giá phân giữa năm 2010-2011
Loại phân Năm 2010 Năm 2011
Giá (đ/kg) Giá (đ/kg)
Phân lân 5500 6000 500
Phân kali 6000 7100 1100
Phân NPK 6500 7700 1200
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Giá cả phân bón leo thang là một trong những nổi lo lớn của người trồng sắn. với hàm lượng chất đất ngày càng giảm mà sắn lại là cây trồng gây thoái hóa đất nhanh vì vậy nếu không có biện pháp kỷ thuật bón phân hợp lý thì sẽ làm cho đất ngày càng nghèo dinh dưỡng, và năng suất sắn giảm dần