Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 1 Ưu điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty than Mạo Khê.doc.DOC (Trang 36 - 40)

5.1. Ưu điểm

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung đã được Công ty thực hiện với kết quả tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước. Mặt khác, các kết quả này đã được đánh giá là phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty trong những năm qua.

- Mạo Khê là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, cán bộ công nhân viên Công ty đã được trải qua thực tế sản xuất, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, có tâm huyết và nhiệt tình với nhiệm vụ. Đồng thời Công ty cũng không ngừng nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được phân giao.

- Có vị trí thuận lợi, toàn công ty là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ, do vậy có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

- Máy móc thiết bị đã đáp ứng được tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, kết hợp đổi mới phương pháp khai thác than… góp phần tăng sản lượng sản xuất, tăng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nhìn chung công tác quản trị quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả tương đối cao. Thực hiện tập trung bố trí con người và thiết bị, máy móc hợp lý, đi sâu vào nề nếp. Bộ máy quản trị tương đối gọn gàng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác liên quan.

- Công tác an toàn; bảo hộ lao động; giữ gìn ANTT; vệ sinh môi trường luôn được Công ty chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, đạt chất lượng cao, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố cho người và thiết bị do nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra.

5.2. Nhược điểm và nguyên nhân

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều thành tích nhất định song Công ty cũng nhận ra rằng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục. Đó là:

- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tuy vẫn sử dụng được song luôn phải ngừng hoạt động để bảo dưỡng, sửa chữa, dẫn đến chi phí sản xuất còn cao. Do đó đã làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp.

- Việc đưa máy móc thiết bị chuyên dùng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất vẫn còn hạn chế, chưa đồng đều tại các

phân xưởng sản xuất, do đó đã có ảnh hưởng ít nhiều đến sản lượng và chất lượng sản phẩm.

- Chưa chú trọng nhiều đến công tác đào tạo nâng cao cho các cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đi học lên Đại học và hàm thụ sau Đại học, bằng 2 để có thể sử dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Vấn đề cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu, công tác chỉ đạo điều hành, bố trí sản xuất đôi lúc chưa thật sự chủ động, sáng tạo dẫn đến năng suất lao động chưa thật sự hiệu quả.

- Chưa tận dụng và phát huy tối đa các điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải, dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao.

- Công tác thu hồi vốn (nợ) vẫn chưa quyết liệt, công tác đầu tư xây dựng còn chưa hiệu quả, giàn trải, chưa tập trung sâu vào hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cao. Do đó việc sử dụng vốn, nhất là vốn lưu động chưa thật sự đem lại hiệu quả cao.

- Mặc dù đã có nhiều giải pháp cho công tác mở rộng thị trường, bổ sung mạng lưới tiêu thụ. Tuy nhiên, có thể nói Công ty vẫn còn khá bị động trong việc tự tìm kiếm bạn hàng mới; chưa thật sự linh hoạt trong hoạt động cung ứng sản phẩm dẫn đến công tác tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự đem lại hiệu quả.

Có thể khái quát nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại này như sau:

Một là, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác lập kế hoạch và điều hành sản xuất đôi khi còn cứng nhắc, nhất là trong việc chỉ đạo kết hợp năng lực sản xuất giữa các khâu chưa được cân đối; chưa sử dụng được hết công suất của máy móc thiết bị và năng lực, trình độ của người lao động; thích ứng chậm với sự biến đổi liên tục của thị trường.

Hai là, việc sử dụng lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hợp lý, lao động dôi dư, chờ sắp xếp việc làm vẫn còn cao trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất lại đang cần những lao động có tay nghề, có trình độ cao. Mặt khác, Công ty cũng chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người lao động được chủ động hơn trong vấn đề đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (như đi học Cao học, hoàn thiện Đại học…).

Ba là, công tác quy hoạch khai trường sản xuất còn nhiều bất cập dẫn đến lãng phí tài nguyên thiên nhiên, đồng thời lại gây ô nhiễm môi trường; do đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và an ninh trật tự trong khu vực sản xuất.

Để khắc phục được những tồn tại, Công ty than Mạo Khê cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như từng bước mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, không ngừng củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm bạn hàng mới kết hợp với sự đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng Công ty phát triển của toàn thể cán bộ công nhân toàn Công ty thì tin chắc rằng, Công ty than Mạo Khê sẽ ổn định và phát triển, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần đưa khu vực Mạo Khê phát triển sầm uất hơn.

Phần III

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty than Mạo Khê.doc.DOC (Trang 36 - 40)