Công tác kiểm tra, kiểm soát là một công tác không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính thông qua công tác này mà ngân hàng nắm được thực trạng kinh doanh của mình, biết được những thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của đối tác vay vốn. Trên cơ sở đó, có những biện pháp củng cố và chấn chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng hoạt động của mình đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
Để nâng cao chất lượng hoạt đông tín dụng, công tác kiểm tra, kiểm soát cần được tổ chức theo hướng: thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu
quả để giám sát các quá trình vân động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi hết nợ. Theo định hướng đó, cần tăng cường giám sát tình hình sử dụng tiền vay, trả nợ lãi của khách hàng, kiểm soát việc thực hiện chính sách, quy định của Ngành, của Đảng và Nhà nước.
Trong từng phòng ban, lãnh đạo phòng cần thường xuyên giám sát hoạt động cho vay của nhân viên, đôn đốc nhắc nhở và kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm trong việc thực hiện quy trình cho vay. Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, kiểm tra bất thường và thường xuyên hoạt động của cán bộ tín dụng để đảm bảo minh bạch hoạt động cho vay. Chương trình kiểm tra, kiểm soát cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo chương trình kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Báo cáo kiểm tra và đưa ra được kiến nghị với Giám đốc Chi nhánh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về những chính sách, chế độ và xử lý các cá nhân, tổ chức sai phạm đã được phát hiện ra trong quá trình kiểm tra.
- Giám sát việc tổ chức quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ quy định về quản lý kinh doanh và quản trị điều hành của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam tại đơn vị.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch, thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.
3.3.Một số kiến nghị :