Giai đoạn 6: Lượng giá, kết thúc

Một phần của tài liệu Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân (Trang 32 - 35)

- Không có thu nhập

6. Giai đoạn 6: Lượng giá, kết thúc

6.1 Lượng giá: Thẩm định, đánh giá những các thay đổi tiến bộ của TC

- Lượng giá: sự tiến bộ, năng lực được nâng cao của cá nhân TC

TC đã có sự thay đổi về mặt tâm lý, tinh thần ngay từ buổi làm việc đầu tiên trong tiến trình triển khai kế hoạch giải quyết vấn đề của chính mình. Đó là một tâm trạng thoải mái, không còn căng thẳng, giao tiếp với những người thân tích cực hơn.

Ở những buổi tham vấn, làm việc tiếp theo, TC cũng có sự biểu hiện một cách lạc quan hơn, tự tin trong giao tiếp ngay cả khi trò chuyện, chia sẻ với NVXH.

Điều quan trọng là TC đã nhìn nhận và chấp nhận hoàn cảnh thực tế của bản thân và gia đình, điều mà trước đây TC luôn xấu hổ, tự ti khi giao tiếp với bên ngoài. Khi chấp nhận đó là thực tế thì TC cũng có những suy nghĩ tích cực hơn về hoàn cảnh, điều kiện của mình

Thêm vào đó là ý chí quyết tâm của TC thể hiện rất rõ qua những buổi trò chuyện với NVXH và chia sẻ tâm tư tình cảm với bà ngoại của mình (bà ngoại kể lại và cho ý kiến).

Và cuối cùng của tiến trình chính là sự cam kết của TC với bản thân và với chính những người thân của mình sẽ trở lại trường tiếp tục việc học, mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách.

- Lượng giá: thu thập ý kiến phả hồi của đối tượng và những người liên quan tham gia vào quá trình can thiệp: cách tiếp cận, can thiệp hỗ trợ của NVXH, những điểm cần chỉnh sửa.

Đối với những người thân của TC thì tôi cũng nhận được sự cảm ơn đã cùng TC giải quyết được vấn đề mà họ đang lo lắng. Tuy nhiên điều làm tôi thực sự rất vui chính là nhìn thấy những nụ cười, niềm vui của người thân TC (Đặc biệt là của

Ông bà ngoại TC) khi nhìn thấy TC trở lại trường học và tâm trạng tốt hơn rất nhiều, thấy TC trưởng thành hơn nên họ cũng rất yên tâm và tin tưởng vào cô cháu gái của mình.

Trên đây là những thu thập, rút ra những kết quả để đánh giá khách quan những hiệu quả của tiến trình trợ giúp TC giải quyết vấn đề. Trong ca này, vấn đề đang tồn tại của TC lại bắt nguồn từ những nguyên nhân về mặt tâm lý nên phương pháp vận dụng chủ yếu trong ca này chính là phương pháp tham vấn tâm lý. Khi xác định đúng mục đích can thiệp, tôi đã đạt được những thành công và rút ra được những kinh nghiệm quí báu khi thực hành CTXH cá nhân, thành công lớn nhất chính là đã giúp một cá nhân nâng cao được năng lực cho chính bản thân mình trong hiện tại và cả tương lai.

- Hạn chế:Những mặt hạn chế và rút kinh nghiệm trong hoạt động can thiệp của NVXH

Trong quá trình trợ giúp, có đôi lúc tôi cũng không kiểm soát được suy nghĩ chủ quan của mình khi tham vấn cho TC. Tuy nhiên mục đích của tôi cũng là muốn sử dụng kỹ năng tự bộc lộ bản thân mình để đồng cảm, thấu hiểu với hoàn cảnh của TC, nhưng việc vận dụng này cũng chưa được thành công lắm. Ở những buổi tham vấn sau của quá trình tôi cũng rút ra được kinh nghiệm và có vẻ thành công tốt hơn ban đầu.

Ngoài ra, trong buổi làm việc với gia đình (tham vấn gia đình) cũng có những kỹ năng mà tôi chữa hoàn thành tốt như: kỹ năng điều phối, kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng… do tôi chưa thực sự bình tĩnh và sử dụng tốt các kỹ năng liên quan như: quan sát, lắng nghe, thấu hiểu….Chính vì vậy, tôi rút ra được bài học quý báu cho hoạt động nghề nghiệp của mình là: tất cả những kỹ năng trong CTXH nói chung và kỹ năng trong CTXH cá nhân nói riêng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, nếu chúng ta không vận dụng tốt một kỹ năng nào đó, sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng khác mà chúng ta muốn vận dụng khi cần thiết. Do đó khi tham vấn hãy thực sự tập trung và coi trọng TC, tới những nhu cầu, chia sẻ của TC để thấu hiểu tốt và từ đó phản hồi tốt rồi sẽ có hoạt động can thiệp phù hợp hơn.

6.2 Kết thúc: Việc kết thúc quá trình trợ giúp dựa trên những nhu cầu và quyền lợi của TC, chính vì vậy sau những đánh giá, nhìn nhận khách quan trên, tôi quyền lợi của TC, chính vì vậy sau những đánh giá, nhìn nhận khách quan trên, tôi đã cùng TC đi đến giai đoạn kết thúc của quá trình can thiệp

Công việc đầu tiên mà tôi cần giải quyết đó chính là:

- Cảm xúc của TC khi phải chia tay: Tôi và TC đã dành một buổi, coi đó là buổi làm việc cuối cùng của quá trình trợ giúp. Ở buổi làm việc này, nắm bắt được tâm lý chung của TC sẽ buồn, hụt hẫng khi chia tay với NVXH. Nên trước đó tôi đã có buổi chia sẻ cởi mở với TC về những lo lắng sẽ diễn ra ở giai đoạn này.

Hiểu được ý chí quyết tâm của TC đã vững vàng, tôi cũng đã đưa ra những gợi ý về sự tự lập vươn lên của mỗi cá nhân sau thất bại, khủng hoảng nào đó trong cuộc sống. Với những kiến thực học hỏi xã hội và kinh nghiệm của bản thân, tôi đã chia sẻ và bộ lộ với TC về những vấp ngã mà tôi đã từng gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống, mọi khó khăn có thể xảy ra với mình, có những chướng ngại vật mà mình không thể vượt qua nổi và lúc đó chỉ cầu mong có một sự cứu giúp, lối thoát từ ai đó nhưng mấy khi chúng ta có được những gì mình muốn, chính vì vậy tự đứng dậy sau khi vấp ngã sẽ là giải pháp bền vững nhất để vượt qua mọi khó khăn….Và TC có vẻ tự tin hơn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ.

Nên trong buổi chia tay nhau, TC cũng có cảm giác lạc quan hơn, tôi nghĩ khi hai bên chia sẻ chân thành, cởi mở và nói cho nhau những kinh nghiệm của bản thân về một vấn đề, chí hướng chung nào đó thì trong mỗi người sẽ thấy mình tự tin lên hơn rất nhiều.

- Khi tạo dựng niềm tin với TC sẽ trợ giúp và quan tâm khi cần thiết để giúp TC luôn tin tưởng và tôi cũng tự tin khi khẳng định mình là một nhà chuyên môn luôn theo dõi và quan tâm tới những hoạt động của TC, sẽ trợ giúp TC mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Và có thể sẽ là người bạn đáng tin cậy nhất mỗi khi TC gặp khó khăn sau này.

- Bên cạnh đó tôi cũng không quên nhiệm vụ giúp TC lập KH hành động cho tương lai: Việc lập kế hoạch cho tương lai sẽ giúp TC có sự chuẩn bị thực hiện kế hoạch, sẽ áp dụng những nỗ lực, tiến bộ của mình như thế nào trong tương lai. Tôi

đã cùng TC nhìn xa hơn tới con đường thi đại học sắp tới và nghề nghiệp mà TC yếu thích.

Điều đó sẽ tạo cơ hội để TC suy nghĩ về tương lai và những mục tiêu tiếp theo của cuộc sống nhằm tiếp tục có những thay đổi tích cực và đạt thành công trong cuộc sống.

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Mô tả ca 01

1. Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng 02

1.1 Cách thức tiếp cận (Phúc trình 01) 02

1.2 Đánh gía nhu cầu khẩn cấp của Đối tượng (Phúc trình 2) 04

1.3 Thông báo cho đối tượng về vai trò và mục tiêu hõ trợ của NVXH (Phúc trình 3) (Phúc trình 3)

08

1.4 Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng 10

1.5 Ghi hồ sơ 11

2. Giai đoạn 2: thu thập thông tin 11

1.1 Thu thập thông tin từ đối tượng (Phúc trình 4) 12

1.2 Thu thập thông tin từ gia đình đối tượng (Phúc trình 5) 15

Một phần của tài liệu Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w