Phúc trình lần 7 (ngày 03/02/2012)

Một phần của tài liệu Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân (Trang 30 - 32)

- Không có thu nhập

Phúc trình lần 7 (ngày 03/02/2012)

Mục tiêu : Hỗ trợ TC trở lại trường học. Trong lần phúc trình này, NVXH đã sử dụng phương pháp tham vấn gia đình, đây là buổi làm việc rất cần thiết đối với TC và những người thân trong gia đình TC (Ông bà ngoại, Mẹ và Dì TC). Mục đích của buổi tham vấn này giúp TC có thêm nguồn động lực từ chính sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình, và những mong muốn, hy vọng của những người thân đối với TC. Đồng thời cũng xác định những nguồn lực về mặt tài chính, vật chất trợ giúp TC trong quá trình học tập tiếp theo của mình.

………

Hôm nay, tôi đã cố gắng thu xếp thời gian hợp lý nhất đối với tất cả những người tham gia buổi tham vấn gia đình này. Đó cũng chính là mong muốn của TC để gặp gỡ và chia sẻ với những người thân của mình về những điều mà bấy lâu nay em luôn bận tâm suy nghĩ và chưa dám bày tỏ với người thân.

Với vai trò là cầu nối, Tôi đã vận dụng một số kỹ năng cần thiết trong tham vấn gia đình . Với kỹ năng lắng nghe : vừa nghe những chia sẻ từ các thành viên vừa quan sát những cử chỉ hành động của họ trong khi chia sẻ để nắm bắt được những mong muốn và thấu hiểu được suy nghĩ của họ, từ đó mới làm tốt được vai trò là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình, tạo cho họ cơ hội để tâm tư, chia sẻ lẫn nhau. Đặc biệt là giúp TC hiểu được những hy vọng, niềm tin của người thân vào TC và TC có động lực cố gắng hơn nữa trong cuộc sống và học tập.

…..Khi nghe Bà ngoại chia sẻ với giọng nói chậm rãi, ánh mắt nhìn TC âu yếm, Bà nói : ‘‘Bà lúc nào cũng hãnh diện với bà con lối xóm về cháu gái ngoại giỏi giang của mình và những bằng khen, thành tích trong học tập của cháu, Bà cũng chỉ mong cháu luôn đạt được thành công như vậy để sau này còn dễ dàng thi đỗ vào các trường đại học, và có cuộc sống tốt hơn sau này để cháu đỡ khổ…’’ Giọng nói bà nghẹn ngào hơn và khi đó cũng làm cho TC cảm thấy rất xúc động, ứa nước mắt chỉ muốn tuôn ra. Tôi đã hiểu được cảm giác của các thành viên và cũng nhẹ nhàng cầm bàn tay nhăn và gầy xương của Bà mà động viên : ‘‘Cháu rất hiểu những lo lắng và niềm thương yêu, tin tưởng mà các Ông bà luôn dành cho con cháu mình, với sự chăm ngoan và học giỏi của O, cháu tin O sẽ làm được thôi Bà yên tâm ạ’’. Và TC nhìn Bà an ủi,rồi gật đầu đồng ý với những gì tôi vừa nói.

Với kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng, tôi đã quan tâm tới cảm xúc của Mẹ TC :

‘‘Cháu đã nghe O kể về cô, một người mẹ rất hiền hậu, tuy nhiên cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả nhưng cô cũng đã rất quan tâm và lo lắng cho O với hết điều kiện, khả năng của mình. Vậy chắc hẳn cô cũng luôn mong muốn và tin tưởng vào con gái mình sẽ học tập tốt hơn nữa đúng không Cô ?. Mẹ O cũng bùi ngùi và nhìn con gái mình có vẻ rất trìu mến, thương con, Cô ấy cũng nói ra những khó khăn,vất vả của cuộc sống riêng nhưng cũng luôn hy vọng sẽ trợ cấp và quan tâm O với hết khả năng của mình.

Dì của O cũng là người phụ nữ đảm đang, thương cháu gái, mặc dù cuộc sống của hai vợ chồng dì cũng không khá giả, còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng Dì luôn coi O là con gái mình và cũng thường xuyên cùng Ông bà ngoại hỗ trợ giúp đỡ O về vật chất và động viên O về tinh thần….

Qua buổi tham vấn gia đình đã rất thành công, vì O cũng đã có thêm rất nhiều động lực vượt qua khó khăn từ những người thân thương yêu mình nhất, em đã ổn định tâm lý và quyết tâm hơn nhiều khi nghe những lời chia sẻ, nguyện vọng của gia đình mình, sự tin tưởng của họ vào O. O đã hứa với gia đình sẽ cố gắng hơn nữa, tiếp tục việc học rồi thi đỗ vào trường đại học mà em mơ ước, làm những nghành nghề mà em yêu thích. Và những thành viên trong gia đình đã thấy vui hơn

trước mặt họ là một cô cháu gái, người con gái rất đáng yêu và trưởng thành hơn rất nhiều…

Một phần của tài liệu Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w