Phúc trình 6 (ngày 28/01/2012)

Một phần của tài liệu Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân (Trang 28 - 30)

- Không có thu nhập

Phúc trình 6 (ngày 28/01/2012)

Mục tiêu: Trợ giúp TC nâng cao năng lực, ý thực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

………

Đây là mục tiêu thứ ba trong kế hoạch trợ giúp TC giải quyết vấn đề của mình. Trong thời gian này, TC đã vững vàng tâm lý hơn nhiều, tôi đã nhận thấy điều đó qua cử chi, dáng vẻ của TC khi sẵn sàng giao tiếp và hẹn gặp làm việc với NVXH. Trong buổi làm việc hôm nay, chúng tôi cùng nhau nhìn lại và đánh giá những thành tích mà TC đã đạt được sau hai buổi làm việc với hai mục tiêu đầu tiên như kế hoạch đã định và sau đó tôi vận dụng những kiến thức và kỹ năng trong CTXH để giúp TC nâng cao năng lực, ý thực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi gợi mở tôi đã cùng TC liệt kê ra những thành tích và hạn chế sau khi thực hiện hai mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch tiến trình giải quyết vấn đề của TC.

NVXH : Hôm nay, em thấy tâm trạng của mình như thế nào so với hai buổi làm việc trước của chúng ta?

……….

Em có cảm giác như thế nào khi chia sẻ và trò chuyện với Ông bà ngoại của mình về những điều mà em đang băn khoăn và suy nghĩ bấy lâu nay ?

………..

Có khi nào em nghĩ rằng Bố sẽ trở về tìm hai mẹ con em chưa ? khi gặp Bố, em sẽ kể với Bố những gì ?

Trên đây là những câu hỏi gợi mở để thu thập những thông tin về cảm xúc của TC sau khi hoàn thành hai mục tiêu ở những bước đầu tiên trong kế hoạch giải quyết vấn đề của mình. TC đã thẳng thắn chia sẻ và trả lời những câu hỏi của tôi, giọng nói của TC vẫn chứa đựng rất nhiều cảm xúc trong đó, khi nhắc đến việc chia sẻ

với Ông bà ngoại thì TC rất bình tĩnh và kể lại những lần trò chuyện với Ông bà, tôi cảm nhận được sự thanh thản và tự tin của TC lúc này. Nhưng khi hỏi những câu hỏi liên quan đến người Bố thì trong ánh mắt của TC vẫn chứa đựng những cảm xúc buồn, vui, hy vọng đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên kết quả của lần này có khác hẳn hơn nhiều, vì TC không còn cảm thấy sự e ngại, xấu hổ và sự tức giận khi nhắc đến người Bố của mình, mà thay vào đó là sự mong mỏi, hy vọng có ngày sẽ gặp được Bố.

Chính vì thế, với câu hỏi : ‘‘Có khi nào em nghĩ rằng Bố sẽ trở về tìm hai mẹ con em chưa ? khi gặp Bố, em sẽ kể với Bố những gì ?’’ mà Tôi đã vận dụng trong lúc này khá thích hợp bởi điều đó sẽ tạo cho TC một sự tưởng tượng tích cực trong tương lai, một ngày nào đó Bố em sẽ trở về và giúp em có thêm sự tin tưởng vào những điều kỳ diệu và bất ngờ của cuộc sống.

Sau khi đánh giá được những kết quả thu được từ hai buổi làm việc trước, chúng tôi tiếp tục làm việc để đạt được mục tiêu của buổi làm việc hôm nay đó chính là TC nâng cao năng lực, ý thực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Vận dụng các kỹ năng như : lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi gợi mở, đặc biệt là sử dụng kỹ năng khích lệ động viên nhằm giúp TC tạo dựng niềm tin, hứng khởi khi thể hiện những quyết tâm, định hướng nghề nghiệp trong tương lai xa và phấn đấu học tập tốt trong tương lai gần.

Với kỹ năng đặt câu hỏi gợi mở, thể hiện sự khích lệ động viên tôi đã hỏi TC rằng :

‘‘Chị thấy em là một cô bé sống nội tâm, rất tình cảm, đặc biệt em có năng khiếu viết văn rất tốt nên ước mơ trở thành giáo viên dạy văn của em sẽ thành hiện thực. Vậy ngoài nghề giáo viên dạy văn ra, em còn yêu thích nghề nghiệp nào nữa không ? ’’

Câu hỏi trên sẽ giúp TC nói ra những ước mơ khác của mình và tạo tinh thần lạc quan cho TC khi hướng đến tương lai, với nhiều ước mơ, hoài bão mà TC đang ấp ủ. Đó chính là những động lực để TC tự nhìn nhận lại mong muốn, năng lực của

‘‘ Chị biết O đã có nhiều thành tích đáng kể trong học tập. Vậy theo em ngoài những môn năng khiếu mình yêu thích ra, những môn học còn lại em đã có những phương pháp gì để đạt được kết quả tốt như vậy, ví dụ như đối với môn tiếng anh ? ’’

Câu hỏi gợi mở trên,nhằm mục đích thu thập những suy nghĩ về ý chí, năng lực vượt khó của TC từ những việc làm nhỏ nhất và cụ thể nhất. Từ đó NVXH có những nhận xét đánh giá và khích lệ những thành tích đó và động viên TC tiếp tục phát huy những phương pháp đó trong tương lai ở những việc lớn hơn, khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân (Trang 28 - 30)