M ẫu đúc “Ghi lò nhiệt luyện chân không” được chế tạo từ xốp khối polysterol thông số kỹ thuật:
Phần I I: Sơn và chèn khuôn
2.2.3 Kỹ thuật tạo khuôn
- Đặt hòm khuôn lên thiết bị rung.
- Cho cát thạch anh từ boong ke hoặc phễu cấp cát chảy nhẹ nhàng vào hòm khuôn, lượng cát cấp dày ít nhất (70÷100) mm (so với đáy thùng) để tạo lớp đáy nghiêng.
- Đóng điện cho thiết bị rung làm việc trong thời gian từ (15 ÷20) giây. - Ngắt điện, dừng máy
- Đặt mẫu (đã có gắn đầy đủ hệ thống dẫn kim loại) lên trên lớp cát đáy, tháo tấm gá.
Tuỳ theo kích thước hòm, bố trí đặt số lượng mẫu sao cho thích hợp. Chú ý vị trí đặt mẫu phải cách thành hòm khuôn từ (100÷170)mm. Khoảng cách giữa các mẫu cũng phải đảm bảo từ (70÷ 100)mm trở lên. Phần trên cùng của mẫu cũng phải cách miệng hòm ít nhất 150mm.
- Tiếp tục cho cát chảy nhẹ nhàng vào hòm khuôn cho tới khi phủ kín mẫu. Lưu ý không để dòng cát chảy trực tiếp xói vào mặt mẫu, tránh cho mẫu bị biến dạng. Mẫu vật đúc “Ghi lò nhiệt luyện chân không” là dạng tấm lưới thành mỏng có khoảng trống ở giữa, vì vậy khi cấp cát phải cấp đều trên bề mặt mẫu để trong quá trình rung, cát không làm biến dạng mẫu.
- Đóng điện cho bàn rung làm việc 15 giây
- Dừng máy, tiếp tục cấp cát, rung khuôn. Tiếp tục lặp lại quá trình cho tới khi cát đầy hòm khuôn.
- Vận chuyển hòm khuôn về vị trí rót khuôn. Trong quá trình vận chuyển, không để va đập hòm khuôn hay biến dạng hòm.
- Dùng màng PVC mỏng phủ kín mặt hòm, đặt bát rót.
- Dùng cát ẩm (độẩm 3%) phủ che kín bề mặt màng PVC. Chiều dày lớp cát ẩm khoảng 40 mm.
- Lắp hệ thống hút chân không vào hòm khuôn.
Hình 14,15. Chèn và hoàn thiện khuôn
Phần III : Nấu luyện, đúc rót 3.1 Quy trình nấu luyện mác thép20Cr25Ni20Si2Đ
(Bằng phương pháp không oxy hóa)
3.1.1 Thiết bị:
38
Hình 16. Lò Cảm ứng trung tần bazơ - VCN