Nhóm các giải pháp tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa ý thức người dân trong việc chấp hành luật lệ giao thông Cụ thể là vận động và tổ chức

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kinh tế đô thị (Trang 38 - 41)

ý thức người dân trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Cụ thể là vận động và tổ chức cho học sinh ký cam kết không để học sinh chưa đủ tuổi hoặc không có bằng lái điều khiển mô tô xe máy. Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với hình thức linh hoạt với các chủ phương tiện cố tình vi phạm Luật Giao thông. Đây là giải pháp có tính quyết định, tác động trực tiếp vào ý thức tham gia giao thông của người dân. Thực tế cho thấy, ý thức tham gia giao thông của đại đa số người dân hiện nay đang rất kém, thiếu văn minh đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến ùn tắc giao thông.

6. Anh/Chị hãy trình bày các giải pháp về nhà ở đô thị cho các hộ gia đình thunhập thấp trên thế giới và khả năng áp dụng các giải pháp này tại Việt Nam nhập thấp trên thế giới và khả năng áp dụng các giải pháp này tại Việt Nam

Ở nước ta, chiến lược quốc gia về nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đã được hoạch định rõ ràng nhưng cơ chế triển khai còn đang để mở, mang nhiều màu sắc "xin - cho" còn những bất cập. Sự tham gia của cộng đồng hầu như chưa được đề cập. Chính sách pháp luật đất đai chưa tập trung vào khu vực đất ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp.

1. Giải pháp sở hữu

Ở nhiều nước, Chính phủ thường quan niệm là họ chỉ có trách nhiệm “ban phát” một nơi ở thuê cho người nghèo, người có thu nhập thấp mà không nghĩ là cần phải tạo điều kiện cho họ làm chủ sở hữu một ngôi nhà. Phần lớn các khu chung cư, khu nhà ở do Chính phủ xây dựng, những công nhân viên, người lao động có thu nhập thấp thường là người ở thuê và tình trạng làm khách trọ đối với căn nhà mình ở có thể theo họ đến suốt đời.

Ngay ở Mỹ, hàng loạt khu vực chung cư cho người nghèo được xây vào những thập niên 1960 và 1970 và người dân được trợ cấp của chính phủ để thuê lại với giá thuê rất ưu đãi (chỉ phải trả khoảng 20% giá thị trường) nhưng thường chỉ trong vòng 5, 10 năm các khu dân cư này đã biến thành những khu ổ chuột (ghetto) đầy trộm cướp, buôn bán ma túy, thiếu vệ sinh. Thành phố mất nguồn đầu tư, các doanh nghiệp thương mại tránh xa những khu này. Giá nhà đất suy sụp, trường học xuống cấp trầm trọng.

Trong khi đó, các thành phố nào có chủ trương tạo điều kiện cho dân nghèo có thu nhập thấp được làm chủ căn hộ của mình thì những nơi đó trở thành những khu kinh tế mới khang trang sầm uất, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư, nhà nước thu được nhiều thuế hơn, tạo được nhiều công ăn việc làm mới. Họ sống có kỷ cương kỷ luật, biết dành dụm, dám mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn và biết cách biến những mơ ước đó thành hiện thực.

Ở Việt Nam, chúng ta có chính sách hóa giá nhà cho người thuê. Đây là một chính sách hữu sản rất tốt nhưng chỉ thực hiện với những ngôi nhà xây cũ và đối tượng được hóa giá còn mang tính chọn lọc và chưa được phổ biến trên diện rộng. Thủ tục hóa giá nhà cũng khá phức tạp. Đối với những khu nhà hoặc chung cư xây dựng mới, mô hình đang áp dụng

phổ biến là nhà nước đứng ra tổ chức, xây dựng, tài trợ rồi cấp nhà cho dân ở (có thể với một giá thuê rất ưu đãi) và nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu và quản lý. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết theo hướng tự do hoá và thị trường hoá, ban hành và thực hiện các chính sách miễn giảm thuế và các ưu đãi toàn diện khác nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp; Xây dựng các quy chế quản lý hiệu quả các chung cư, ngăn chặn và trừng phạt nghiêm khắc các hành vi gian dối, tham nhũng và lãng phí trong xây dựng, quản lý nhà tái định cư, nhà cho người có thu nhập thấp, kể cả các nhà tình nghĩa, nhà tình thương và nhà đoàn kết… Đặc biệt, cần thành lập Quỹ nhà quốc gia và địa phương chuyên dành cho người có thu nhập thấp thuê và thuê mua

2. Tái định cư khi cần thiết

Trong trường hợp sự tồn tại của các khu phố nghèo gây cản trở thực sự cho phát triển đô thị thì có thể tính tới phương án tái định cư cho họ. Phương án và kế hoạch tái định cư cần được thảo luận trong cộng đồng và phải biến thành kế hoạch của cộng đồng. Khu tái định cư cần được lựa chọn sao cho phù hợp với sinh kế của cộng đồng, bảo đảm vị trí phù hợp và chất lượng nơi ở. Người bị tái định cư được đặt là trung tâm của quá trình thực hiện kế hoạch tái định cư. Dưới đây là 2 ví dụ cụ thể về thực hiện tái định cư ở Indonesia và Ấn Độ. Tái định cư có sự tham gia của cộng đồng ở Surabaya (Indonesia): Tại Surabaya, một số hộ gia đình trong một Kampung phải di dời, để giảm mật độ của khu định cư và mở rộng đường giao thông. Chính phủ giao một lô đất ngay cạnh đó cho những người di dời để xây chung cư. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Học viện công nghệ Surabaya, những hộ gia đình này tự thiết kế căn hộ, tự tái tạo một không gian "phố" cộng đồng ở mỗi tầng và một khu chợ chung tại tầng trệt.

Ở Việt nam nhà tái định cư cho người thu nhập thấp đã tiến hành từ lâu với các chung cư như: Chung cư tái định cư ở Kim Liên Hà nội…với sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Chính quyền trợ cấp nhà ở tập thể tức mỗi căn hộ trong đso cho thuê với 1 mức giá đã được khống chế đồng thời kiểm soát chặt giá nhà không để các nhà đầu tư đấy nhà giá lên cao nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là một hình thức phân phối lại thu nhập.

Cách nghĩ ở nhiều nước trên thế giới là Nhà nước nên chuyển từ vai trò người cung cấp sang vai trò người hỗ trợ phát triển cho người nghèo. Một hình thức hỗ trợ thường sử dụng là Nhà nước cấp đất đã chia lô cùng với hạ tầng cơ bản theo quy hoạch để người nghèo, người có thu nhập thấp tự xây nhà trên đó. Các mảnh đất chia lô có thể được bán, cho thuê hoặc cấp miễn phí cho các hộ gia đình nghèo, việc tự xây nhà ở có thể sử dụng tiền riêng xây trong nhiều năm hoặc dùng tiền vay lãi suất thấp. Đây là phương thức giống như cơ chế "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã được áp dụng ở nước ta đã đạt được nhiều thành công, tuy nhiên việc xác định các đối tượng được bán, cấp đất với giá rẻ ở nước ta còn chưa minh bạch. Sau đây là ví dụ về việc triển khai cơ chế này tại Pakistan. Đồng thời Nhà nước còn có chính sách trợ cấp tiền mặt 1 phần hoặc toàn bộ hỗ trợ xây nhà, cho vay thế chấp, cho vay với lãi suất thấp, trợ giúpcác đối tượng này.

Sự thành công của cơ chế mặt bằng và hạ tầng ở Hyderabad (Pakistan): Cơ quan phát triển Hyderabad đã áp dụng các phương thức tiếp cận "lấn chiếm" để thực hiện. Thời gian rút ngắn chỉ còn hai tuần và hạ tầng cũng được cấp miễn phí. Điều kiện duy nhất là họ phải sống liên tục, nếu không thì bị thu hồi lại lô đất. Trong vòng một năm, khu định cư đã có tất cả các dịch vụ cơ bản như nước sạch, vệ sinh, điện, đường trải nhựa, trường học, trạm y tế và một số người dân đã mở ra sản xuất, kinh doanh.

4. Hợp tác xã nhà ở

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kinh tế đô thị (Trang 38 - 41)