Nội dung câu hỏ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu chương trình ngữ dụng trong sách giáo khoa trung học phổ thông – ban khoa học tự nhiên (Trang 26 - 29)

Câu 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về hàm ý hội thoại sau: Hàm ý hội thoại là những (1), ý nghĩ mà con người không (2) nói ra bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe phải dùa vào (3) của câu và (4) để suy ra thì mới hiểu đúng ý người nói.

Câu 2: Trong tác phẩm văn học, phát ngôn của nhân vật thường xuyên sử dụng hàm ý.

a) Đúng b) Sai

Câu 3: Bất cứ phát ngôn nào thừa hoặc thiếu lượng thông tin so với yêu cầu của cuộc thoại cũng tạo ra hàm ý.

a) Đúng b) Sai

Câu 4: Hàm ý hội thoại được tạo ra bằng cách người nói chủ ý đi chệch khỏi đề tài cuộc thoại

a) Đúng b)Sai

Câu 5: Trong các cách nói sau, cách nói nào tạo ra hàm ý trong hội thoại:

a) Ăn nói ỡm ờ

b) Nói úp nói mở

c) Ăn không nói có

d) Ý tại ngôn ngoại

Câu 6: Câu ca dao

Người khôn ăn nói nửa chõng Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo

đề cập đến cách thức tạo hàm ý trong hội thoại nào?

a) Chủ ý dùng câu theo lối gián tiếp

b) Chủ ý nói những câu thiếu lượng thông tin

c) Chủ ý nói những câu thừa lượng thông tin

d) Chủ ý đi chệch khỏi đề tài cuộc thoại

Câu 7: Đọc cuộc thoại sau và trả lời câu hỏi: A: Ngày mai đến sinh nhật tớ nhé!

B: Ôi! Mai tí thi rồi.

Câu trả lời của B mang hàm ý nào dưới đây:

a) Chấp nhận lời mời của A

b) Từ chối lời mời của A

Câu 8: Ghép các câu hỏi ở cột (A) với câu có hàm ý trả lời tương ứng ở cột (B) A B 1. Hôm qua có đi chơi không? 2. Bài kiểm tra hôm qua

làm tốt

không?

3. Thấy cây văn nghệ líp tớ ổn chứ?

a) Bạn Êy hát hay thật đấy!

b)Hôm qua trời mưa to thế cơ mà.

c) Líp mình hôm qua nghỉ học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d)Đội văn nghệ líp tớ không được giải

e) Chỉ mong sao không bị 2 điểm.

Câu 9:

A: Theo cậu, An có xinh không? B: [...]

Ghép các câu trả lời có thể xảy ra của B ở cột (A) với hàm ý tương ứng ở cột (B)

A B

1. Khen mặt trời sáng rồi.

2. Ưm, cũng duyên duyên.

3. Hỏi thật hay đùa đấy?

a) Khẳng định An xinh

b) Khẳng định An không xinh

c) Khẳng định An không xinh nhưng duyên

d) Khẳng định An vừa xinh vừa duyên

Câu 10: Tìm hàm ý của câu được in nghiên trong truyện cười sau đây

Thông minh lắm đấy

Một thằng bé mới lên bảy mà đã tỏ ra cực kì thông minh. Nhiều người gọi nó là thần đồng không ngoa. Một hôm, một cụ già nghe chuyện mới bảo rằng:

- Nào đã chắc đâu. Cái trò lúc trẻ mà thông minh sớm thì ngày sau già e

rằng thành ra ngu độn sớm thôi.

Thằng bé nghe thấy chạy đến hỏi ông cụ rằng:

- Thưa cụ, chắc lúc bé cụ cũng thông minh lắm phải không ạ.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu chương trình ngữ dụng trong sách giáo khoa trung học phổ thông – ban khoa học tự nhiên (Trang 26 - 29)