0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hiệu quả về mặt kinh tế đối với nông hộ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÂY CAO SU THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐA DẠNG HOÁ NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ Ở XÃ HƯƠNG PHÚ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 -42 )

Mặc dù có chu kì sản xuất kinh doanh dài nhưng sau khi đã đưa vào khai thác (từ 6-7 năm sau khi trồng mới) thì sẽ cho thu nhập ổn định và lâu dài (khoảng 25 năm). Đây là một đặc điểm nổi bật so với các loại cây khác như keo, bạch đàn…và cũng chính điều này tạo nên điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề để tất cả các hộ nông dân kể cả những hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, do vốn đầu tư ban đầu để trồng mới là rất lớn (khoảng hơn 33 triệu đồng cho một ha cao su tính theo thời giá hiện tại) nên để phát triển mạnh việc trồng cao su thì phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, phải có sự hỗ trợ ban đầu cho người dân nhất là về vốn để sản xuất.

4.3.2.1. Các chi phí trồng và chăm sóc cao su trong thời kì KTCB

Cao su là một cây lâm nghiệp dài ngày, việc trồng mới và chăm sóc trong thời kì KTCB là hết sức quan trọng và tốn kém.

Qua điều tra các hộ có trồng cao su tại xã Hương Phú cho ta thấy chi phí bình quân cho một ha cao su từ khi trồng mới đến khi bắt đầu khai thác chọn (khoảng 6- 7 năm) khoảng 25,3 triệu đồng, tuy nhiên có những nông hộ bỏ ra chi phí khoảng hơn 21 triệu đồng nhưng cũng có những gia đình tiêu tốn từ 28 đến 29 triệu đồng (trong tính chi phí này chưa kể công lao động trong nông hộ). Chi phí đầu tiên cần phải nhắc đến là chi phí mua cây giống để trồng mới và trồng dặm trong hai năm tiếp theo. Để trồng đúng mật độ trong kĩ thuật đã đề ra thì 1 ha cần tới 555 cây giống (hiện tại người dân trồng strum trần) và theo giá hiện tại 1 strum khoảng 4.500 đồng thì khi trồng mới số tiền giống cần mua khoảng gần 2,5 triệu đồng.

Bảng 9: Chi phí trồng mới và chăm sóc cao su trong thời kì KTCB (Đơn vị tính: 1000 đ) Chỉ tiêu Chi phí Hộ nghèo Trung bình Khá, giàu Tính chung

Trồng mới Cây giống 2497,5 2497,5 2497,5 2497,5 Phân chuồng 780,0 783,3 804,3 794,6 Phân lân 313,7 318,7 324,3 320,9 Phân vi sinh 225,9 224,8 229,3 227,5 Thuốc BVTV 385,7 410,0 415,7 408,6 Công 2091,4 2326,7 2757,1 2526,5 Năm 1 NPK 1240,7 1255,0 1253,6 1251,5 Thuốc BVTV 154,3 160,0 180,0 170,3 Công 1521,4 1816,7 1985,7 1856,8 Năm 2 NPK 1507,5 1546,9 1555,7 1545,4 Thuốc BVTV 120,0 168,8 162,9 156,9 Công 960,0 1116,3 1178,6 1126,9 Năm 3 NPK 1537,5 1562,1 1566,0 1560,0 Thuốc BVTV 120,0 154,3 166,5 155,5 Công 660,0 801,4 954,5 868,5 Năm 4 NPK 1507,5 1530,0 1561,5 1545,0 Thuốc BVTV 150,0 141,4 153,0 150,0 Công 615,0 780,0 817,5 772,7 Năm 5,6,7 NPK 4110,0 4281,4 4358,3 4296,8 Thuốc BVTV 405,0 437,1 495,0 466,4 Công 2280,0 2502,9 2628,0 2538,2 Tổng chi phí thời kì KTCB 23216,8 24943,1 26068,6 25309,4 [Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2008]

Trong quá trình trồng và chăm sóc cao su thì phân bón cũng là một loại chi phí tương đối cao. Do nhu cầu về chất dinh dưỡng của cây cao su là rất cao, nếu trong thời kì KTCB người dân bón đúng, bón đủ phân cho cây thì thời gian cho thu hoạch mủ sẽ không bị kéo dài và năng suất mủ cao và ổn định trong cả chu kì khai thác. Nếu chỉ xét riêng chi phí về phân NPK thì trong suốt quá trình trồng mới và chăm sóc thì bình quân các nông hộ bỏ ra khoảng 10,1 triệu đồng như vậy đây là khoản chi phí lớn nhất khi trồng cao su tiểu điền (chiếm khoảng 40,6% tổng chi phí).

Ngoài ra do cây cao su hiện tại đang trồng ở Hương Phú chủ yếu là giống cũ, có đặc điểm là thân mềm dễ bị mối mọt, mặt khác dịch bệnh ở đây thường ít khi xảy ra nhưng để phòng tránh người dân đã chủ động phun thuốc BVTV phòng bệnh cho cây. Theo điều tra tại các nông hộ và tham khảo ý kiến của các nông dân hiểu biết thì cao su ở xã Hương Phú bị các loại bệnh như héo đen đầu lá, bệnh nấm… các loại bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết xuống thấp (khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau). Để phòng các loại bệnh này ngoài các thuốc hoá học đang bán trên thị trường hoặc người dân cũng có thể dùng Sunfat Đồng để phun lên những chỗ bị bệnh, kết quả cho thấy cũng rất hiệu nghiệm.

Do cây cao su có thời gian sinh trưởng phát triển dài nên việc chăm sóc cũng tốn rất nhiều công. Qua điều tra tại các nông hộ có trồng cao su tiểu điền thì trong quá trình từ trồng mới đến khi cho thu hoạch, ngoài tranh thủ được lao động trong gia đình thì các hộ nông dân ở đây phải thuê lao động bên ngoài và chi phí bỏ ra khoảng từ 6 đến 7 triệu đồng (chiếm khoảng từ 23,9 – 27,8% tổng chi phí).

Cũng theo bảng trên thì chi phí cho các năm phân bổ củng không bằng nhau, khi trồng mới chi phí bỏ ra nhiều nhất và theo tuần tự chi phí giảm dần theo các năm tiếp theo. Sở dĩ như vậy là do trong khi trồng mới tốn nhiều công để phát thực bì, đào hố trồng, bón phân…trong lúc trồng mới ngoài phân NPK còn phải bón lót thêm phân chuồng, phân vi sinh nhằm cung cấp dinh dưỡng khoáng ban đầu cho cây do đó chi phí nhiều. Những năm kế tiếp

lượng phân NPK tăng lên nhưng không đáng kể bên cạnh đó chi phí về nhân công và thuốc BVTV lại giảm xuống do vậy chi phí cũng giảm xuống nhiều.

4.3.2.2. Chi phí cho cao su thời kì kinh doanh

Trong thời kì kinh doanh chi phí chủ yếu đó là phân bón, trong thời kì này cây cao su cần nhiều dinh dưỡng để bù đắp lại lượng dinh dưỡng mất đi khi khai thác mủ. Qua điều tra các nông hộ thì trong giai đoạn này lượng phân NPK bón cho một ha cao su thường giao động trong khoảng từ 180 đến 200 kg.

Bảng 10: Chi phí bình quân cho 1 ha cao su thời kì kinh doanh Đơn vị tính: 1000 đ

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ Tb Hộ khá, giàu Tính chung

NPK 2000.0 2033.3 2006.7 2010.0 Thuốc BVTV 110.0 183.3 176.0 170.5 Dao cạo mủ 2.0 2.0 2.0 2.0 Chén hứng 708.3 416.7 595.1 579.7 Xô đựng 93.3 28.0 34.3 39.2 Dây buộc 141.7 83.3 118.7 115.7 Dụng cụ 945.3 530.0 750.1 736.6 Chi phí KD 3055.3 2746.7 2932.8 2917.1

[Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2008]

Ngoài chi phí về phân bón còn có các chi phí khác như tiền thuê lao động, mua dụng sản xuất bao gồm chén hứng mủ, xô đựng mủ, dây buộc…

Chi phí cho một ha cao su trong thời kì kinh doanh theo điều tra tại các nông hộ tính bình quân khoảng 2,9 triệu đồng.

Qua bảng trên ta nhận thấy chi phí của nhóm hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ không nghèo, sở dĩ như vậy là do họ chưa hiểu hết về vai trò của phân bón trong giai đoạn này nên chi phí họ bỏ ra để mua phân bón còn thấp và chưa đạt chỉ tiêu kĩ thuật.

4.3.3.Thu nhập từ cao su của các nông hộ

Theo điều tra tại xã Hương Phú thì thu nhập trung bình từ 1 ha cao su tiểu điền trong 1 năm là:

Thu nhập = Tiền thu từ cao su – Chi phí trong năm kinh doanh

Với tổng thu trung bình từ cây cao su là 26.825.000 đ/năm và chi phí trung bình trong năm kinh doanh là 2.917.100 đ/năm thì thu nhập trung bình của một nông hộ từ cao su sẽ là 23.907.900 đ/năm

Nếu ta tính một cách đơn giản về chi phí khấu hao thì:

Chi phí khấu hao = Tổng chi phí thời kì KTCB / số năm kinh doanh. [13]

Với số năm kinh doanh của cao su tiểu điền là 25 năm thì ta có chi phí khấu hao bình quân là 1.036.500 đ/ năm

Như vậy, thu nhập hỗn hợp của nông hộ điều tra (không tính chi phí lao động gia đình bỏ ra) tính cho 1 ha cao su sẽ là:

Lãi = Tổng thu - Tổng chi phí năm kinh doanh – chi phí khấu hao

Với thu nhập bình quân 26.825.000 đ; Tổng chi phí bình quân năm kinh doanh 2.917.100đ và chi phí khấu hao như trên thì ta có lãi bình quân là 22.871.400 đ/hộ/ha. [12]

Hiện nay thu nhập từ cao su đang chiếm một phần tương đối lớn trong thu nhập của các nông hộ ở xã Hương Phú. Các chi tiết thể hiện ở bảng sau:

Bảng 11: Cơ cấu thu nhập cao su giữa các loại hộ

Thu nhập: 1000 đ Chỉ tiêu Hộ nghèo Trung bình khá, giàu Tính chung

Tổng thu 5368,2 12728,6 36081,0 19491,2 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Thu từ cao su 9800,0 16333,3 31193,3 26825,0 Tỷ trọng (%) 25,2 35,5 64,4 52,6 Thu từ trồng trọt 1340,0 1778,6 4109,5 2509,1 Tỷ trọng (%) 36,0 17,9 12,5 22,7

Thu từ chăn nuôi 3585,0 7450,0 9690,5 6900,0

Tỷ trọng (%) 69,0 68,1 32,9 55,0

[Nguồn: Số liệu điều tra năm nông hộ năm 2008] Qua bảng trên ta thấy bình quân thu nhập từ cao su chiếm tới 52,6 % tổng thu nhập của những hộ có trồng cao su, hiện tại nó chỉ chiếm vị trí thứ 2 trong tổng thu nhập của các nông hộ nói chung. Điều đó cho thấy vai trò của cây cao su đối với thu nhập kinh tế của các nông hộ là tương đối lớn. Nhiều gia đình nhờ vào thu nhập từ cây cao su để trang trải cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và cũng có nhẵng hộ nhờ có thu nhập từ cao su mà nhiều người dân ở đây đã trả hết nợ cho ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập từ cao su giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Ở nhóm hộ nghèo tỷ trọng thu nhập từ cao su chỉ chiếm 25,2 % chỉ đứng thứ 3 trong nguồn thu nhập của nông hộ, nhóm hộ khá giàu thì thu nhập từ cao su lại chiếm tới 64,4 % trong tổng thu nhập và là nguồn thu nhập cao nhất. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì hầu hết những hộ nghèo do tham gia trồng cao su muộn hơn các nhóm hộ khác nên hiện tại

diện tích cao su mới đưa vào khai thác, chính vì thế năng suất cũng như sản lượng chưa cao và chưa ổn định. Mặt khác, do cao su là một cây khai thác dài ngày nên trong những năm đầu khai thác người dân chỉ khai thác chọn trên diện tích cao su đã trồng, nhóm hộ nghèo do chi phí ban đầu bỏ ra ít hơn nhóm hộ còn lại nên khi bắt đầu đưa vào khai thác số cây đạt yêu cầu để khai thác cũng ít hơn số cây đạt yêu cầu của các nhóm kia.

Bảng 12: Cơ cấu thu nhập giữa các nhóm hộ

Thu nhập: 1000 đ Chỉ tiêu Không trồng Có thu từ CS Chưa có thu từ CS Tính chung Tổng thu 15341.2 35305.0 4355.0 18491.2 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 Thu từ cao su - 26825.0 - 26825.0 Tỷ trọng (%) 0.0 73.7 0.0 52.6 Thu từ trồng trọt 4112.5 2442.1 1433.3 2603.8 Tỷ trọng (%) 21.4 7.7 39.7 22.7

Thu từ chăn nuôi 11470.6 6160.0 3605.9 7027.8

Tỷ trọng (%) 79.8 19.1 71.4 55.0

[Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2008] Vai trò của cây cao su đối với đời sống kinh tế của nông hộ là rất lớn. Theo bảng trên ta có thể nhận thấy tỷ trọng của nguồn thu nhập từ cao su lên tới 73,7 % cao nhất trong các nguồn thu khác. Những hộ không có thu nhập từ cao su thì chủ yếu nguồn thu nhập của họ là từ chăn nuôi (đối với hộ không trồng cao su là 79,8 % và nhóm hộ chưa có thu từ cao su là 71,4 %). Cũng theo bảng trên ta có thể nhận thấy rằng những hộ đã có thu từ cao su

thì tỷ trọng nguồn thu từ các loại cây trồng khác là rất thấp chỉ chiếm 7,7 %, trong khi đó của các nhóm còn lại giao động từ 21 đến 23 %.

Như vậy, cây cao su đã thể hiện được vai trò chủ đạo trong nguồn thu nhập của nông hộ. Theo những người dân đã có thu từ cao su và những người am hiểu thì chỉ sau khoảng 2 đến 3 năm khai thác số tiền thu được từ bán mủ cao su đã đủ bù đắp cho số tiền chi phí bỏ ra ban đầu khi lập vườn cao su (trồng mới và chăm sóc trong thời kì KTCB). Từ lúc này tiền bán mủ cao su đã trở thành một nguồn thu nhập ổn định và lâu dài cho nông hộ.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÂY CAO SU THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐA DẠNG HOÁ NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ Ở XÃ HƯƠNG PHÚ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 -42 )

×