Quy mô trồng cao su trong các nông hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu tìm hiểu vai trò của cây cao su thuộc chương trình đa dạng hoá nông nghiệp đối với kinh tế hộ ở xã hương phú, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

Ban đầu cây cao su chỉ được xem như là một loại cây lâm nghiệp để lấy gỗ và được trồng rất thưa thớt. Ngay sau khi chương trình 327 kết thúc và sau đó là pha thứ nhất của dự án đa dạng hoá nông nghiệp được thực hiện tại

đây người dân trên toàn huyện Nam Đông nói chung và xã Hương Phú nói riêng đã bắt đầu dấy lên phong trào trồng cây cao su thay cho các loại cây lâm nghiệp và cây lâu năm khác.

Việc cây cao su được nhân dân ở đây thích trồng là vì ngoài lợi ích thu được từ việc bán mủ hằng năm thì sau khi xong chu kỳ khai thác (khoảng 25 năm) người dân có thể thanh lý vườn cao su để lấy gỗ. Như vậy, trồng cao su có thể nói là cho lợi ích lớn hơn nhiều so với trồng một loại cây lâm nghiệp khác chỉ để lấy gỗ mà chi phí bỏ ra ban đầu không chênh lệch nhau bao nhiêu.

Bảng 8: Diễn biến diện tích cao su theo loại hộ qua các năm

Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá,giàu Tính chung

Năm 2000 0,3 0,7 1,0 0,6

Năm 2005 1,2 1,2 1,6 1,3

Năm 2006 1,2 1,4 2,1 1.9

Năm 2007 1,6 1,8 2,5 2,1

[Nguồn: Số liệu điều tra năm nông hộ năm 2008] Qua điều tra nông hộ và theo phỏng vấn các nông dân am hiểu tại xã Hương Phú thì việc trồng cao su ở đây bắt đầu vào năm 1993 khi đó chương trình 327 được thực hiện ở đây. Tuy nhiên, phải đến năm 2000 khi dự án đa dạng hóa nông nghiệp được thực hiện ở đây thì diện tích cao su đã phát triển một cách nhanh chóng. Việc trồng cao su được thực hiện như sau: Dự án cấp cây giống, cấp vốn và phân bón cho người dân dưới dạng cho vay dài hạn (vốn, tiền mua giống, tiền mua phân bón do ngân hàng Á Châu cho vay với lãi suất 0,81 %), sau khi cao su đã bắt đầu cho khai thác (khoảng 6-7 năm) người dân mới bắt đầu phải thực hiện thanh toán nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi. Tuy nhiên, để vây được vốn thì người dân phải có điện tích đất lớn hơn 0,5 ha trong vùng quy hoạch trồng cao su và diện tích đó đã được cấp sổ đỏ.

Mặt khác, do lợi nhuận thu được từ cao su là rất lớn nên một số người dân ở thôn Hà An đã tự động bỏ vốn ra để trồng (các hộ này chỉ mua giống cao su). Theo bảng trên thì tốc độ phát triển diện tích cao su trên toàn xã tương đối lớn trước năm 2000 tính bình quân mỗi hộ chỉ trồng được 0,6 ha nhưng đến năm 2008 con số này đã lên tới 2,1 ha như vậy sau khoảng gần 8 năm diện tích cao su tính cho một nông hộ đã tăng lên gần 4 lần. Đây là một tốc độ phát triển khá nhanh so với toàn huyện và trong tỉnh.

Nếu xét theo phân nhóm hộ thì hiện nay diện tích cao su của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm hộ khá giàu (1,6 ha so với 2,5 ha). Sở dĩ có sự chênh lệch này là do những hộ khá, giàu có tiềm lực hơn về kinh tế cũng như có diện tích đất lâm nghiệp nhiều hơn, những hộ khá giàu cũng có nhiều điều kiện hơn để tham gia vào các lớp tập huấn và có khả năng thực hiện đúng như những kỹ thuật đã học được.

Diện tích trồng mới nhiều nhất theo điều tra được là năm 2007, vì trong năm 2006 cơn bão số 6 đã tàn phá trên 249 ha cao su trên toàn xã nhưng trong năm đó do khắc phục thiên tai và khó khăn về tài chính nên chỉ một số hộ trồng phục hồi lại, phải đến năm 2007 việc trồng phục hồi lại diện tích cao su trên mới diễn ra. Tổng diện tích trồng mới và trồng phục hồi trên địa bàn toàn xã lên đến 261,6 ha.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vai trò của cây cao su thuộc chương trình đa dạng hoá nông nghiệp đối với kinh tế hộ ở xã hương phú, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 34)