Tình hình sản xuất kinh doanh trong nông hộ tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu tìm hiểu vai trò của cây cao su thuộc chương trình đa dạng hoá nông nghiệp đối với kinh tế hộ ở xã hương phú, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

Qua nghiên cứu ở các hộ có trồng cao su hiện tại ở các thôn Đa Phú, Thanh An, Phú Hoà…thì các hộ ở đây chủ yếu trồng với quy mô tương đối nhỏ, hộ có diện tích lớn nhất là 6 ha (Trương Quý thôn Đa Phú) còn lại thì diện tích cao su trung bình của các nhóm hộ là 2,1 ha.

Hiện tại do quỹ đất tốt, đất phù hợp với việc trồng cao su đã gần hết, mặt khác chu kỳ khai thác của cây cao su khá dài từ khi trồng mới đến khi bắt đầu cho khai thác khoảng 6-7 năm và cho mủ trong khoảng 25 năm, do đó theo ý kiến chỉ đạo của chính quyền địa phương là phải tập trung chăm sóc, khai thác diện tích cao su hiện tại.

Ngoài trồng cao su thì các nông hộ ở Hương Phú còn trồng rừng kinh tế với quy mô trung bình khoảng 1,7 ha. Việc trồng rừng kinh tế với các loại

cây như lồ ô, tre lấy măng, quế…hằng năm cũng mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Theo điều tra nông hộ năm 2008 vừa qua thì thu nhập từ rừng kinh tế và từ vườn nhà trong năm qua của các nhóm hộ vào khoảng 2,5 triệu đồng chiếm 21,1% tỷ trọng thu nhập của nông hộ.

Bên cạnh trồng cao su và trồng rừng kinh tế thì người dân xã Hương Phú nói chung và các nông hộ điều tra nói riêng còn thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác như trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Bảng 7: Quy mô sản xuất kinh doanh ở các nông hộ nghiên cứu

Chỉ tiêu nghèoHộ Hộ trungbình Hộ khá,giàu chungTính

DT cao su (ha) 1.6 1.8 2.5 2.1 DT rừng (ha) 1.0 1.6 2.3 1.7 DT ruộng (m2) 1100.0 864.3 1376.2 1144.6 DT vườn (m2) 1507.1 1150.0 1661.9 1475.9 Số Trâu bò (con) 1.6 2.6 2.3 2.1 Số lợn (con) 1.8 2.7 2.3 2.2 Gia cầm (con) 11.6 13.6 21.1 15.6

Theo số liệu điều tra trên thì diện tích cao su, rừng kinh tế, ruộng và vườn nhà của nhóm hộ nghèo ít hơn của nhóm hộ khá giàu. Sở dĩ như vậy là do hộ nghèo thường có vốn sản xuất ít hơn nhóm hộ khá giàu chính vì thế trong việc quy hoạch phân bổ đất đai để trồng cao su và trồng rừng thường tập trung cho nhóm hộ khá giàu.

Các hoạt động khác như chăn nuôi gia súc thì nhóm hộ trung bình chiếm lợi thế so với nhóm hộ nghèo và khá giàu. Theo người dân ở đây cho biết thì việc chăn nuôi thường theo hình thức chăn thả là chính (đối với gia súc) và không có chuồng nhốt đối với gia cầm. Hình thức này khá phổ biến và thường mang lại lợi ích kinh tế không cao, mặt khác khi chăn nuôi như vậy khả năng để kiểm soát cũng như phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm hết sức khó khăn nếu xảy ra dịch lớn sẽ khó kiểm soát được tình hình dẫn đến lây lan nhanh và thiệt hại nặng nề

4.2.2.Tình hình sản xuất cao su tiểu điền trong nông hộ ở Hương Phú hiện nay

Cây cao su bắt đầu được trồng đầu tiên ở Nam Đông nói chung và ở Hương Phú nói riêng vào năm 1993 khi chương trình 327 (chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc) diễn ra. Đến dự án đa dạng hoá nông nghiệp (2000) thì quy mô và số lượng cao su tiểu điền đã tăng lên nhanh chóng. Ngoài việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho nông hộ, cây cao su còn góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân.

Theo thống kê của phòng nông nghiệp xã thì năm 2005 mới có hơn 100 hộ trồng cao su với khoảng 453 ha thì đến nay tổng diện tích cao su trên toàn xã đã lên đến 703 ha. Do cơn bão số 6 năm 2006 đã làm thiệt hại đáng kể đến diện tích cao su đang khai thác, vì thế nguồn thu nhập từ cây cao su đã bị hạn chế. Đến nay diện tích cao su còn lại đưa vào khai thác khoảng 30 ha thu nhập từ mủ và gỗ cao su trong năm 2007 ước đạt 1500 triệu đồng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vai trò của cây cao su thuộc chương trình đa dạng hoá nông nghiệp đối với kinh tế hộ ở xã hương phú, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)