Giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng tiêu dùng ở NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng (Trang 30 - 32)

III. Nhận xét và đánh giá

3.Giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng tiêu dùng ở NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân

Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay tiêu dùng ở chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân, chúng em có đề ra một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

- Tích cực chọn lựa cán bộ thẩm định theo trình độ và đạo đức để có biện pháp đào tạo thích hợp theo hƣớng chuyên môn hóa, nâng cao cho một bộ phận cán bộ có năng lực để có đội ngữ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ thẩm định làm hạt nhân. Ƣu tiên hợp lý cho đào tạo tin học và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập và đổi mới công nghệ.

31

- Xây dựng trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến hiện đại. Xây dựng các phần mềm phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian xử lý thông tin thẩm định, khắc phục tình trạng thẩm định thủ công nhƣ hiện nay

- Tăng cƣờng công tác thẩm định tài sản đảm bảo: tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của khách hàng, tài sản đƣợc hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lƣỡng sao cho tài sản phải đảm bảo đủ vai trò của tài sản đảm bảo (nhƣ: giá trị tài sản nhƣ thế nào trong tƣơng lại, hay tài sản đảm bảo phải có thị trƣờng tiêu thụ…)

- Để có đƣợc quyết định đúng đắn từ bộ phận thẩm định, hạn chế đƣợc rủi ro, tránh đƣợc việc mất khách, chi nhánh cần nghiên cứu những yếu tố kinh tế vĩ mô cần phân tích nhƣ giá vàng, tỷ giá, lạm phát, các biến cố có thể dự đoán đƣợc về kinh tế, chính trị, xã hội … vào các mẫu tờ trình/ báo cáo kết quả phân tích. Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích một cách cụ thể chi tiết để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của các biến số bên ngoài.

32

KẾT LUẬN

Thẩm định hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng và thẩm định tín dụng nói chung là một vấn đề hết sức phức tạp, tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Khi công tác thẩm định có hiệu quả, chất lƣợng phản ánh quyết định tài trợ, đầu tƣ của Ngân hàng là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng cũng nhƣ khách hàng, góp phần quảng bá thƣơng hiệu của Ngân hàng thêm vững mạnh trên thị trƣờng. Tìm hiểu thực trạng và nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng tiêu dùng là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phòng tránh rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và chi nhành NHNo&PTNT Thanh Xuân nói riêng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện công tác này, song do những hạn chế nhất định xuất phát từ nhiếu nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ của chi nhánh

NHNo&PTNT Thanh Xuân vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục để hoạt động tài trợ dự án của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Do thời gian tìm hiểu còn ngắn, chƣa có kinh nghiệm thực tế cũng nhƣ sự tích lũy về kiến thức chuyên môn, đề tài của chúng em sẽ không thể tránh đƣợc những sai sót. Kính mong cô giáo nhận xét, đóng góp để bài nghiên cứu của chúng em đƣợc hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng (Trang 30 - 32)