KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và thực trạng gây ra hiện tượng biển xâm thực tại bờ biển Phước thuận (Trang 96 - 100)

- Các biện pháp bảo vệ: bao gồm giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

b. Lợi ích của việc thực hiện biện pháp thích ứng hiện tượng biển xâm thực

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một vấn đề nan giải với hầu hết các quốc gia trên thế giới, hậu quả của BĐKH là vô cùng to lớn, gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, tại một nước như Việt Nam có đến 3620km đường bờ biển, mực nước biển dâng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng biển xâm thực ngày một mạnh như hiện nay, tiêu biểu là tại bờ biển của xã Phước Thuận. Ngoài nguyên nhân biến đổi khí hậu gây thay đổi dòng chảy, triều cường, biển xâm thực còn do nguyên nhân của sóng, gió và dòng chảy tác động mạnh vào vùng bờ và tình trạng khai thác cát bừa bãi, không hợp lý gây xói lở ở khu vực cửa sông và vùng ven biển. Biển xâm thực gây ra những hậu quả vô cùng to lớn, làm đời sống của người dân lâm vào tình cảnh khó khăn. Vì vậy, dựa trên khuôn mẫu định giá mức sẵn lòng trả của người dân cho biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực, phương pháp CVM (Contingent Valuation Method – Định giá ngẫu nhiên)...đề tài đã xác định giá trị của bãi biển Phước Thuận đối với cư dân địa phương.

Qua điều tra 90 người dân, áp dụng các kĩ thuật hồi quy và phương pháp toán học để tìm ra giá trị bãi biển xã Phước Thuận. Với mức sẵn lòng trả trung bình là 1.500.000 đồng/hộ gia đình, chúng ta có được giá trị của bãi biển qua nghiên cứu là 4,787 tỷ đồng. So sánh với thu nhập trung bình năm của người, ta thấy được tính xác thực và khả thi của nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có thể

tham khảo nhằm mục đích so sánh và lựa chọn phương án thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực.

Mức sẵn lòng trả này phụ thuộc rất lớn vào việc hiểu biết của người dân về hiện tượng biển xâm thực, thu nhập và học vấn của người dân. Vì vậy để có thể bảo vệ bãi biển, cần nâng cao nhận thức của người dân bằng cách tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về lợi ích của bãi biển, các hậu quả nghiêm trọng mà biển xâm thực gây ra cho đời sống người dân và ngành du lịch của vùng….

Dù nghiên cứu định giá này còn là những ước tính sơ bộ ban đầu song nó là một công cụ để đưa vấn đề thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực bằng cách xây dựng bờ kè mềm stabiplage là khả thi nhất, với công nghệ này bãi biển sẽ được phục hồi một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến các hoạt động của người dân khu vực như neo đậu ghe thuyền, trao đổi buôn bán hay du lịch.Với công trình trên không những thực hiện ở bãi biển xã Phước Thuận nói riêng mà còn có thể thực hiện trên các tuyến bờ biển toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5.2. Kiến nghị

Hơn 10 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) BR-VT đã kết hợp với nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, môi trường và động lực học vùng ven bờ, đã xác định từ Mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu) đến Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu vực bờ biển cửa sông bị xói lở và bồi lấp mạnh, đó là: bãi Thùy

Vân, bãi Paradise, cửa Lấp, cửa Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu. Những năm qua, địa phương đã dùng nhiều biện pháp khắc phục nhưng không đạt hiệu quả. Một số công trình kè xây dựng đã bị sập đổ hoàn toàn, một số công trình nạo vét luồng lạch cũng nhanh chóng bị lấp đầy ( Paradise , Hồ Tràm, Cửa Lấp, Lộc An, Bến lội Bình Châu...).

Tuy nhiên, cũng như các chương trình xã hội khác, nguồn vốn để thực hiện luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Dựa trên tiêu chí “nhà nước và nhân dân cùng làm”, giá trị 4,787 tỷ đồng là mức sẵn lòng đóng góp của người dân xã Phước Thuận cho việc thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực. Vì vậy, đây sẽ là kênh huy động vốn quan trọng, là nguồn kinh phí rất cần thiết, tạo tiền đề cho các chương trình bảo vệ bãi biển được thực hiện tại xã Phước Thuân, huyện Xuyên Mộc.

Việc nâng cao nhận thức của người dân, về vấn đề biển xâm thực và hệ lụy của nó là việc làm cần thiết. Do đó trong thời gian tới nên có nhiều chương trình, tài liệu giới thiệu nhiều hơn, sâu rộng hơn đến với cộng đồng, có như vậy thì động lực bảo vệ môi trường từ xã hội mới được nâng cao và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và thực trạng gây ra hiện tượng biển xâm thực tại bờ biển Phước thuận (Trang 96 - 100)