0
Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Tiến trình xây dựng bảng câu hỏ

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG GÂY RA HIỆN TƯỢNG BIỂN XÂM THỰC TẠI BỜ BIỂN PHƯỚC THUẬN (Trang 46 -55 )

- Các biện pháp bảo vệ: bao gồm giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo

i) Tiến trình xây dựng bảng câu hỏ

Đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM, bảng câu hỏi có vai trò quan trọng quyết định kết quả cuối cùng đến sự thành công của nghiên cứu, vì một bảng câu hỏi phù hợp, dễ hiểu sẽ khai thác thông tin một cách hiệu quả và chính xác nhất, đặc biệt là mức sẵn lòng chi trả. Trong nghiên cứu này, quá trình thiết kế bảng câu hỏi được tiến hành qua 3 bước:

Bước 1: Xác định 5 vấn đề then chốt trong bảng câu hỏi

5 vấn đề then chốt trong bảng câu hỏi được xác định như sau:

Lựa chọn giữa (WTP)/(WTA): Nghiên cứu này chọn WTP là cách tiếp

cận để định giá.

Lựa chọn cách hỏi WTP: Cách hỏi WTP được sử dụng là cách hỏi

Dichotomous Choice mà cụ thể là hình thức Single – bounded.

Cách thức đóng góp: Đóng góp duy nhất một lần trong đời và đóng góp

trên mỗi hộ gia đình.

Xây dựng tình huống giả định và xác định mức sẵn lòng đóng góp:

Đây là hai nội dung quan trọng nhất trong quá trình xây dựng bảng câu hỏi. Để có được thông tin chính xác cũng như thực tế cho việc xây dựng tình huống giả định và sau đó là khai thác mức sẵn lòng đóng góp của người dân.

Xây dựng kịch bản hay thị trường giả định, đây có thể coi là bước

quan trọng nhất trong quá trình thực hiện một nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên CVM, làm nền tảng quyết định chất lượng của mỗi nghiên cứu. Nhận thức được điều này, đề tài đã đầu tư xây dựng một kịch bản đó là khả năng thích ứng với hiện tượng biển xâm thực của người dân ở thành xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đề tài vận dụng các kiến thức định giá, kết hợp ý kiến chuyên gia cũng như tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến nhanh của cộng đồng để xây dựng kịch bản cho khóa luận này.

Theo đó, kịch bản nhằm thích ứng với hiện tượng biển xâm thực được xây dựng để thích ứng và làm giảm các hậu quả của hiện tượng biển xâm

thực cần thực hiện biện pháp xây dựng bờ kè dọc tuyến bờ biển theo công nghệ mềm stabiplage.

Công trình thực hiện với chiều dài 600m tại bờ biển xã Phước Thuận, thực hiện với 8 Stabiplage làm bằng vải địa kỹ thuật Geo Composite bên trong nhồi cát, tạo thành những con lươn đặt vuông góc với bờ. Sau khi Stabiplage cuối cùng được lắp đặt, công trình hoạt động ổn định, cửa mở được bít lại. Công trình chặn đứng xói lở đồng thời phục hồi lại bãi cát và tiến ra phía biển một cách tự nhiên, cát tích tụ lại khoảng giữa hai hàng rào tạo thành một đường bờ và đụn cát cao, không còn hiện tượng nước biển xâm nhập phá vỡ bờ tràn vào trong đầm ngay cả trong thời gian triều cường, nước dâng và nhất là đã được thử thách qua một số cơn bão lớn. Hàng rào Ganivells cát tích tụ tự nhiên hơn 25 nghìn mét khối, độ cao trung bình của các đụn cát là trên 2 mét, có khu vực trên 3 mét.

Chi phí dự kiến xây dựng bờ kè khoảng 12 tỷ đồng.

Kịch bản đưa ra nhằm ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân cho dự án xây dựng bờ kè theo công nghệ mềm stabiplage.

Số tiền thu được chỉ được dùng cho các công việc của dự án, chi tiết thu chi sẽ được giám sát thường xuyên bởi người đại diện của UBND xã. Phương thức đóng góp là thu trực tiếp của mỗi gia đình 1 lần duy nhất.

Bước 2: Pretest bảng câu hỏi

Như vậy, kết quả bước 1 sẽ cho ta một bảng câu hỏi tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn 1 bước quan trọng phải làm là Pretest

bảng câu hỏi. Pretest là bước khởi đầu của các cuộc phỏng vấn chính thức, Pretest để nhận ra các vấn đề nào chưa phù hợp trong bảng câu hỏi, lược bỏ những câu hỏi dài dòng, không cần thiết để có bảng câu hỏi hoàn chỉnh hơn, vừa dễ hiểu, vừa đầy đủ thông tin. Quá trình Pretest bảng câu hỏi được tiến hành với 15 hộ gia đình đang sống tại ven biển xã Phước Thuận.

Bước 3: Hoàn chỉnh bảng câu hỏi

Kết quả Pretest giúp ta nhận ra một số câu hỏi với cách diễn đạt dài dòng khó hiểu đã được chỉnh sữa. Đồng thời các nội dung cũng như cấu trúc của bảng câu hỏi lúc này đã trở nên logic hơn. Bảng câu hỏi cuối cùng gồm 2 phần: Phần I - Những thông tin chung, phần II - Đánh giá nhận thức của người dân và mức sẵn lòng trả, Phần III - Thông tin nhân khẩu.

ii) Cơ sở lựa chọn mô hình

Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Thông thường chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục hoặc không liên tục. Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là biến định tính. Biến định tính nhận hai giá trị như: có/không, chết/sống, đóng góp/không đóng góp. Các biến này được gọi là biến nhị nguyên. Các phương pháp phân tích như mô hình hồi quy tuyến tính không thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính. Theo

Ramu Ramanathan (2000), đối với loại biến này, các loại mô hình rời rạc như mô hình xác suất tuyến tính, mô hình đơn vị xác suất (mô hình probit), mô hình Logit sẽ rất phù hợp.

Mô hình logit là mô hình mà biến phụ thuộc chỉ nhận giá trị giữa 0 và 1.

Vì bảng câu hỏi sử dụng phương pháp hỏi Single- bounded dichotomous để xác định mức sẵn lòng trả của người dân nên biến phụ thuộc sẽ là biến định tính và bị giới hạn bởi hai giá trị “có đồng ý” hoặc “không đồng ý” trả cho mức giá được đưa ra trong bảng câu hỏi. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được đưa vào mô hình nên đã sử dụng Mô hình Logit để đưa vào nghiên cứu.

Mô hình Logit có dạng như sau: Ln  P P 1 = α kXk Hay Pij = ( ) 1 1 ε β α+ + +e kXk

Với mỗi mức giá Pi, gọi P là xác suất cá nhân thứ j (j = 1 đến 15) trả lời Yes, vậy xác suất trả lời No sẽ là (1-P). Nếu số người trả lời có là Ki thì (15-Ki )là số người trả lời No. Ta kỳ vọng rằng, khi mức giá Pi càng thấp thì số người trả lời Yes (Ki) càng tăng.

iii) Cơ sở lựa chọn biến

Việc lựa chọn các biến để đưa vào phân tích trong mô hình dựa trên nền tảng lý thuyết cung cầu hàng hóa, lý thuyết thỏa dụng, thu nhập, mối quan hệ giữa thu nhập và quyết định tiêu dùng. Vì thu nhập của người được phỏng vấn cũng như nhu cầu của họ đối với hàng hóa môi trường sẽ quyết định số tiền mà họ sẽ bỏ ra chi trả. Bên cạnh đó, việc tham khảo các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM đã được thực hiện trước đây để đưa vào các biến phù hợp, có tính giải thích cao cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Các biến đưa vào mô hình được thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu Ký hiệu

biến

Diễn giải

P Xác suất trả lời Yes (0<P<1) MGIA Mức giá đề xuất (-)

TNHAP Thu nhập của người được phỏng vấn (+)

HBIET Mức độ hiểu biết về hiện tượng biển xâm thực (+) HVAN Trình độ học vấn của người được phỏng vấn(+) TUOI Tuổi của người được phỏng vấn (-)

P = 1 nếu đồng ý với mức giá được đưa ra = 0 nếu không đồng ý

MGIA : Mức đóng góp đề xuất, bao gồm 6 mức giá 50; 100; 200; 500; 1000; 2000 (ngàn VND).

TNHAP : Mức thu nhập của người được phỏng vấn HVAN : Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

= 0, nếu trình độ học vấn người được hỏi là: mù chữ. = 1, nếu trình độ người được hỏi là: tiểu học.

= 2, nếu trình độ người được hỏi là: trung học cơ sở. = 3, nếu trình độ người được hỏi là: trung học phổ thông. = 4, nếu trình độ người được hỏi là : học nghề

= 5, nếu trình độ người được hỏi là: cao đẳng = 6, nếu trình độ người được hỏi là: đại học

= 7, nếu trình độ người được hỏi là: ngoài đại học HBIET : Mức độ hiểu biết về hiện tượng biển xâm thực TUOI: Tuổi của người được phỏng vấn

Kỳ vọng dấu:

Mức giá đề xuất (MGIA): Khi mức giá đề xuất càng cao thì xác suất trả lời có sẽ càng thấp. Nên hệ số của biến này được kì vọng mang dấu (-).

Thu nhập của người được phỏng vấn (TNHAP): Nếu người được phỏng vấn có thu nhập càng cao thì xác suất trả lời có sẽ cao hơn. Vì vậy, hệ số của biến này được kì vọng mang dấu (+).

Trình độ học vấn của người dân (HVAN): Nếu người dân có trình độ học vấn càng cao thì họ sẽ hiểu biết hơn về tác hại của biển xâm thực và lợi ích nếu những biện pháp thích ứng biển xâm thực được thực hiện, nên việc sẵn lòng trả của họ cho biện pháp thích ứng cao hơn. Hệ số của biến này được kì vọng mang dấu (+).

Mức độ hiểu biết về lợi ích của biện pháp thích ứng (HBIET): Khi người dân biết được tác hại do hiện tượng biển xâm thực gây nên và lợi ích của biện pháp thích ứng một cách rõ ràng thì khả năng trả lời đồng ý sẽ cao hơn. Hệ số của biến này được kì vọng mang dấu (+)

Tuổi (TUOI): Khi một người phỏng vấn có tuổi càng cao thì họ sẽ không quan tâm đến những hậu quả trong tương lai. Do đó, hệ số của biết này sẽ mang dấu (-).

Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

Dựa vào hàm cầu đã xây dựng được tiến hành ước lượng mức WTP trung bình của người dân bằng cách lấy tích phân xác định theo mức sẵn lòng trả của hàm cầu đã được xác định với hai cận là mức WTP min và max. Theo Udomsak (2001), mức sẵn lòng trả trung bình của người dân địa phương để giảm thiểu hậu quả của hiện tượng biển xâm thực được tính theo công thức :

WTP trung bình = 1 [ln(1 0 2 )] 1 + + Q+ iSi eα β β β

iv) Kiểm định tính hiệu lực của mô hình

Chọn α = 5%, vậy các giá trị P-value tương ứng với các hệ số

trong mô hình nếu nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%. Thì các hệ số có ý

nghĩa về mặt thống kê và ngược lại.

Dựa vào kết xuất từ Eview nếu giá trị P-value của LR nhỏ hơn 0,05 thì mô hình có ý nghĩa tổng thể về mặt thống kê và ngược lại.

Nhận xét hệ số Mc Fadden R – Squared (RMcF2 )

R2 thông thường không có ý nghĩa trong các mô hình có biến phụ thuộc định tính. Thước đo mức độ phù hợp mà các phầm mềm kinh tế lượng. Eviews sử dụng thước đo như thế với tên gọi là McFadden R2, ký hiệu là RMcF2 Công thức RMcF2 : R2McF = 1 - r ur LLF LLF Trong đó:

LLFur là log của hàm hợp lý tối đa không bị ràng buộc (tất cả các biến giải thích được đưa vào mô hình). LLFur tương đương RSS.

LLFr là log của hàm hợp lý tối đa bị ràng buộc (chỉ có hệ số cắt trong mô hình). LLFr tương đương TSS.

Vì vậy hệ số RMcF2 được giải thích tương tự R2 trong mô hình hồi quy tuyến tính.

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG GÂY RA HIỆN TƯỢNG BIỂN XÂM THỰC TẠI BỜ BIỂN PHƯỚC THUẬN (Trang 46 -55 )

×