Những năm gần đây các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Ngân hàng ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài khá thành công ở Viêt Nam. Hàng năm ANZ luôn dược công nhận là “ Ngân hàng nước ngoài tốt nhất” ở Việt Nam. Ngân hàng ANZ tài trợ cho rât nhiều hoạt động ở Việt Nam từ thể thao, văn hoá xã hội đến việc cấp học bổng tài trợ cho những học sinh, sinh viên giỏi trong cả nước.
Việc tài trợ 300.000USD của ngân hàng Standard Chartered cho việc chống mù loà ở Quảng Nam đã giúp thương hiệu của ngân hàng này được nhiều người biết đến hơn. Hiện nay, chắc chắn ai cũng biết đến Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) với những quảng cáo ấn tượng và đặc biệt là khẩu hiệu “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Không những thế ngân hàng này còn có những hoạt động tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các mặt hàng sang Hoa Kỳ miễn phí chỉ với mục đích duy nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng này (Đây được coi là 1 hình thức bán chéo sản phẩm).
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn
Hà Nội
Từ những thành công của các ngân hàng trên thế giới, các ngân hàng ở Việt Nam nên học hỏi những kinh nghiệm :
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tài trợ, cấp học bổng. Ở Việt Nam nên quan tâm
đến lĩnh vực văn hoá xã hội và môi trường, chứ không nên chỉ dừng lại ở việc khuyến mại, tặng quà.
Thứ hai, tiến hành việc bán chéo các sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn nhất là
các doanh nghiệp có hướng xuất khấu, tiến hành tư vấn và giúp đỡ về thủ tục trong khả năng cho phép.
Thứ ba, nên có những khẩu hiệu hành động thật ngắn gọn và ý nghĩa tạo cho
khách hàng lòng tin cũng như luôn nhớ đến ngân hàng mình.
Thứ tư, việc bảo vệ và phát triển thương hiệu đều được thực hiện thống nhất,
đồng bộ như sơn màu thương hiệu trên các pano, áp phích, cabin đặt máy. Tại màn hình chờ cảu máy ATM, nội dung quảng cáo khác nhau và luôn thay đổi, làm phong phú nội dung quảng cáo.
Thứ năm, công tác phát triển sản phẩm mới đặc biệt coi trọng và nghiên cứu rất
kỹ nhằm đáp ứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng và phải dựa trên cơ sở thói quen và phong tục tập quán của người dân theo từng vùng miền, từng khu vực. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc té và khu vực để chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ, mang lại nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng, hiệu quả đầu tư mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
Toàn bộ những vấn đề nghiên cứu trong chương 1 bao gồm: Tổng quan về Marketing Ngân Hàng , cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân Hàng, sử dụng Marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân Hàng và kinh nghiệm ứng dụng Marketing trong
Ngân Hàng. Và đây chính là cơ sở, là phương pháp luận, là chìa khóa để phân tích thực trạng vấn đề trong chương 2 và để xuất giải pháp, kiến nghị ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỦ DỤNG MARKETING TRONG CẠNH
TRANH Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HÀ NỘI