thông thoáng dẫn tới tình trạng sử dụng vốn vay chưa hiệu quả.
Nguồn vốn của Xí nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính là
+ Vốn do Nhà nước, Bộ Quốc Phòng bổ sung để duy trì, nâng cao năng lực sản xuất quốc phòng.
+ Vốn vay từ ngân hàng, chủ yếu là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội dưới hình thức vay ngắn hạn để bổ sung vào vốn lưu động để sản xuất kinh tế.
+Vốn tự có bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh cho sản xuất kinh tế.
Được hình thành từ 3 nguồn song để huy động vốn thì chủ yếu lại phải dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng và vốn tự có từ lợi nhuận trong kinh doanh của Xí nghiệp, bởi lẽ nguồn vốn do Nhà nước và Bộ quốc phòng cấp thì lại chủ yếu là nguồn vốn tập trung để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn do: Số lượng vốn vay ngân hàng rất hạn chế bởi doanh nghiệp không thể mang tài sản quốc phòng để đi thế chấp, hình thức chủ yếu là vay ngắn hạn bằng tín chấp và các thủ tục vay vốn còn mang tính nguyên tắc và thiếu tính linh hoạt. Lợi nhuận Xí nghiệp do sản xuất kinh doanh chưa được cao chủ yếu là do quy mô vẫn còn nhỏ mà doanh nghiệp còn phải chịu những khoản chi cho các hoạt động bao cấp với các vấn đề chính sách xã hội do vậy vốn bổ sung từ nguồn này là không nhiều. Bên cạnh đó, các chế độ chính sách của
Nhà nước không có sự ưu đãi trong việc vay vốn đối với doanh nghiệp QP nên không kích thích được doanh nghiệp có sự mạnh dạn trong vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Như đã đề cập ở trên, vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn lưu động bổ sung của cấp trên cho lĩnh vực sản xuất kinh tế còn hạn chế, việc bổ sung vốn lưu động bằng nguồn tự có của doanh nghiệp không đáng kể, quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp diễn ra tản mạn, thiếu sự khảo sát thị trường làm tăng khối lượng hàng tồn kho, vốn lưu động bị ứ đọng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120. DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120.