Hệ thống công nghệ thông tin của Cảng Hải Phòng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng.doc (Trang 29 - 32)

1. Thực trạng nguồn lực tại Cảng Hải Phòng

1.2.Hệ thống công nghệ thông tin của Cảng Hải Phòng

Có thể nói thế kỉ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin tạo nên một cuộc cách mạng thực sự đối với mọi lĩnh vực đời sống khoa học xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống CNTT trong doanh nghiệp Cảng Hải Phòng trong những năm gần đây rất chú trọng tới đầu tư xây dựng và đổi mới hệ thống CNTT tại Cảng. Hiện nay Cảng đã có một hệ thống CNTT tương đối hiện đại đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển của Cảng. Hệ thống CNTT tại Cảng bao gồm :

- Hệ thống mạng, thiết bị: Nối mạng xuyên suốt từ Văn phòng Cảng tới Phòng Khai thác, Các xí nghiệp xếp dỡ: Hoàng diệu, Vận tải Bạch Đằng, Vận tải thuỷ, Chùa Vẽ bằng hệ thống mạng cáp quang, cáp STP, cáp UTP, mạng không dây 54Mbps (wireless), cáp đồng với 9 máy chủ 315 máy trạm, thiết bị mạng Cisco.

- Hệ thống camera: 4 hệ thống lưu trữ và xử lý hình ảnh tại văn phòng Cảng, XNXD Hoàng Diệu, XNXD Chùa Vẽ, Phòng Quân sự bảo vệ, 22 máy camera loại quay quét lắp đặt trong phạm vi toàn cảng.

- Công nghệ và thiết bị : bao gồm trung tâm sử lý số liệu đó là một máy chủ song sinh với bộ sử lý HP External Storage, cùng với hệ thống máy tính và các trang thiết bị (06 máy chủ và 300 máy trạm, thiết bị mạng).

+ Hệ thống quản lý bến container Chùa Vẽ (CTMS). + Hệ thống thông tin quản lý (MIS-G1).

+ Hệ thống quản lý tài chính kế toán (MIS-G2). + Hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương (MIS-G3). + Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI.

+ Hệ thống cấp phép, kiểm soát người và phương tiện ra vào cảng. + Hệ thống quản lý văn thư và điều hành qua mạng.

Trong tiến trình hiện đại hóa Cảng thì việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2008 Cảng đã đầu tư 2,279 tỷ đồng vào công nghệ thông tin. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với sự phát triển của Cảng. Đầu tư vào công nghệ thông tin sẽ giúp Cảng nâng cao được công tác quản lý trong Cảng, ngoài ra còn giúp ta có được những thông tin chính xác về thị trường, khách hàng... từ đó đưa ra những quyết định hợp lý phù hợp với sự phát triển của Cảng.

1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Cảng Hải Phòng.

Từ một lực lượng nhỏ bé từ khi mới thành lập đến nay Cảng Hải Phòng đã có 4.178 cán bộ công nhân viên trong đó 534 nhân viên quản lý. Về trình độ : 12 người có bằng thạc sỹ, 665 người có bằng đại học cao đẳng, 232 người có bằng trung cấp, còn lại phần lớn là có bằng sơ cấp, bằng nghề và chứng chỉ công nhân kỹ thuật.

- Bảng cơ cấu lao động của Cảng :

Đơn vị :người, %

Cán bộ công nhân kỹ thuật Số lượng Tỷ lệ

Thạc sỹ 12 0,29

Đại học, cao đẳng 665 15,92

Trung cấp 232 5,55

Sơ cấp, nghề, chứng chỉ 3269 78,24

Đội ngũ công nhân tại Cảng vẫn còn hạn chế về trình độ số công nhân có bằng sơ cấp, bằng nghế và chứng chỉ kỹ thuật chiếm phần lớn (tới 78,24 %

tổng số lao động). Do Cảng Hải Phòng được thành lập từ những năm đầu sau chiến tranh nên đội ngũ công nhân viên trình độ vẫn còn thấp, độ tuổi trung bình vẫn còn khá cao điều này tạo nên sự kém năng động, linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên xác định được tầm quan trọng của nhân lực Cảng đã chú trọng hơn tới công tác phát triển đội ngũ lao động, số người có trình độ bằng đại học, cao đẳng chiếm 15,92 % đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Cảng đã có những bước đầu tư đáng kể cho công tác đào tạo cán bộ. Hiện nay Cảng đã không ngừng khuyến khích công nhân viên học tập, trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề, Cảng sẵn sàng tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý học thêm văn bằng hai đại học hoặc cao đẳng. Cảng còn liên hệ với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức quản lý kinh tế cũng như kiến thức về kỹ thuật cho cán bộ nhân viên mình.

1.4. Thực trạng nguồn vốn tại Cảng Hải Phòng.

Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.

Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hàng hải Việt Nam. Hình thức hoạt động độc lập tự phát triển, tự hạch toán trang trải đảm bảo được lợi nhuận do tổng công ty giao.

Nguồn lực tài chính tại Cảng ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định. Cảng đã không ngừn tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay.

Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vẫn đề lớn với Cảng, nó đảm bỏa yêu cầu kinh doanh đặt ra.

- Tình hình vốn chủ sở hữu tại Cảng năm 2007 Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn điều lệ 599,68 765,25 1.076,47 Vốn tự bổ sung 240,91 252,96 452,54 Vốn khác 67,39 78,55 89,25 Tổng 907,98 1.096,76 1.618,26

Theo dõi trên bảng ta thấy vốn điều lệ luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (luôn chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn kinh doanh). Nguồn vốn tự bổ sung đã có những cải thiện đáng kể đặc biệt năm 2007 nguồn vốn tự bổ sung đã tăng 178,9% so với năm 2006. Đây là một tín hiệu đáng mừng với Cảng Hải Phòng cho thấy Cảng đã dần giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều lệ (vốn do tổng công ty hàng hải Việt Nam cấp hàng năm).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng.doc (Trang 29 - 32)