3. Thực trạng sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng
3.1.1. Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng
- TSCĐ là hình thức biểu hiện bằng vật chất của Vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định có một ý nghĩa quan trọng đến việc đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp.
Bảng 1: Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng.
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I. TSCĐ hữu hình 1.237,42 1.448,04 1.977,09
1. nhà cửa, vật kiến trúc 506,32 710.93 754,63
2. máy móc thiết bị 19,93 19,93 19,93
3. phương tiện vận tải, truyền dẫn 697,34 701,04 1.177,46
4. thiết bị, dụng cụ quản lý 13,48 15.83 24,76
5. TSCĐ hữu hình khác 0,35 0,31 0,31
II. TSCĐ vô hình 3,47 4,74 22,89
1. phần mềm máy vi tính 3,47 4,74 22,89
Tổng 1.240,89 1.452,78 1.999,98
( nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Bảng 2: tỉ lệ % cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I. TSCĐ hữu hình
1. nhà cửa, vật kiến trúc 40,8 48,94 37,73
2. máy móc thiết bị 1,61 1,37 1
3. phương tiện vận tải, truyền dẫn 56,2 48,26 58,87 4. thiết bị, dụng cụ quản lý 1,09 1,09 1,24 5. TSCĐ hữu hình khác 0,02 0,02 0,02 II. TSCĐ vô hình 1. phần mềm máy vi tính 0,28 0,32 1,14
Tổng 100 100 100
Qua bảng thống kê ở trên ta thấy được nhà cửa, vật kiến trúc và phương tiện truyền tải, thiết bị truyền dẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSCĐ của Cảng Hải Phòng. Năm 2006 nhà cửa, vật kiến trúc có sự tăng đột biến so với năm 2005 cụ thể giá trị đã tăng từ 506,32 tỷ đồng đến 710,93 tỷ đồng (tăng 1,4 lần). Năm 2007 giá trị nhà cửa, vật kiến trúc cũng có sự gia tăng nhưng tăng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng nhà cửa và vật kiến trúc của năm 2007 lại có xu hướng giảm đáng kể từ 48,94% xuống 37,73% cho thấy xu hướng của Cảng là giảm thiểu lượng hàng hóa tồn trong kho mà tăng việc vận chuyển trực tiếp hàng hóa tới nơi tiêu thụ. Điều đó được thể hiện rất rõ ở giá trị của phương tiện vận tải và truyền dẫn tăng lên đáng kể ( năm 2007 giá trị tăng 1,7 lần so với năm 2006). Thiết bị, dụng cụ quản có sự xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể trong khi đó phần mềm máy tính lại có sự gia tăng đáng kể ( từ 4,74 tỷ năm 2006 lên tới 22,89 tỷ năm 2007) cho thấy Cảng đã dần chú trọng hơn đến công tác quản lý hoạt động sản xuất thông qua các phần mềm quản lý điều đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng.