Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC.doc (Trang 28 - 30)

của tổ chức:

1. Chiến lược phát triển của tổ chức:

Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực vì nó liên quan đến mục tiêu dài hạn về nhân lực của tổ chức

2. Nguồn nhân lực của tổ chức:

Khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo thì trước hết phải căn cứ vào đặc điểm đội ngũ lao động trong tổ chức mà có kế hoạch đào tạo bổ sung, đào tạo thay thế hay đào tạo nâng cao. Nếu trong tổ chức đang thiếu nguồn lực về mảng nào, hoặc trong tương lai sẽ cần đến thì nhu cầu đào tạo bổ sung và đào tạo thay thế là cần thiết, ngược lại đối với đội ngũ lao động có tay nghề rồi nhưng vẫn luôn phải nâng cao kiến thức, thì đào tạo nâng cao lại là đòi hỏi cấp thiết. Mỗi một tổ chức đều có những nhà lãnh đạo đứng đầu, và quan điểm của họ chi phối rất lớn đến hoạt động của tổ chức. Trong tổ chức, nhà quản lý quan tâm coi trọng vấn đề đào tạo nhân lực cho tổ chức thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, người lao động được khuyến khích tham gia học tập nâng cao trình độ. Nhưng nếu trong trường hợp nhà lãnh đạo cho rằng sau khi những người lao động được đào tạo nâng cao trình độ cao hơn, có thể họ sẽ rời bỏ tổ chức đến nơi có điều kiện tốt hơn. Khi đó thì dù có đầy đủ điều kiện vất chất, phương tiện cho việc đào tạo thì công tác đào tạo sẽ chỉ được tiến hành một cách sơ sài, thiếu đồng bộ, không hiệu quả.

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:

Cơ sở vật chất bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ phục vụ cho công việc của người lao động trong quá trình làm việc. Khi cơ sở vật chất thay đổi, chẳng hạn như, khi thay mới máy móc hay thiết bị hiện đại hơn thì người lao động cẩn phải được đào tạo bổ sung thêm về kiến thức để có khả năng sử dụng, khai thác chúng có hiệu quả cao nhất có thể.

4. Nguồn tài chính dành cho đào tạo nguồn nhân lực:

Đầu tư vào con người hay máy móc thiết bị cũng đều cần có nguồn vốn. Nguồn vốn dành cho hoạt động đào tạo nhân lực phải hợp lý và xứng đáng. Nếu hoạt động đào tạo được đầu tư và quan tâm xứng đáng thì người lao động có điều kiện nâng cao trình độ của mình, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức và làm giàu thêm cho tổ chức. Ngược lại, nếu nguồn vốn cho đào tạo hạn chế thì công tác đào tạo sẽ hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên cần lưu ý một điều, không phải cứ có nguồn kinh phí lớn có nghĩa là hiệu quả đào tạo cao, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

5. Các yếu tố khác:

Ngoài những yếu tố bên trong tổ chức, những yếu tố môi trường bên ngoài cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Nhân tố thuộc về Nhà nước: các cơ quan quản lý của Nhà nước tác động đến công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua nhiều hình thức khác nhau như quy chế, điều lệ, nguồn ngân sách tài trợ…

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO

VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC.doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w