Tăng cường quản lý công tác đào tạo phát triển giáo viên dạy

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC.doc (Trang 59 - 72)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển

2. Tăng cường quản lý công tác đào tạo phát triển giáo viên dạy

trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.

* Kế hoạch hóa công tác đào tạo phát triển:

Lập kế hoạch là khâu rất quan trọng khuyến khích các hành vi quản lý mang tính chủ động đón đầu hơn là bị động phản ứng, dự đoán sự phát triển của tổ chức và họ sẽ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đến đâu, như thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. Mặt khác, lập kế hoạch nguồn nhân lực còn giúp nhà quản lý tổ chức kiểm tra có tính phê phán và quyết định xem các hoạt động, chương trình đào tạo trong tổ chức có nên tiếp tục thực hiện hay không?. Tuy vậy, điều này có thể đạt được khi kế hoạch là một quá trình liên tục và linh hoạt hơn là một thủ tục cứng nhắc. Lập kế hoạch giúp xác định được các cơ hội và các hạn chế của nguồn nhân lực, khoảng cách giữa hoàn cảnh hiện tại và viễn cảnh tương lai về nguồn nhân lực của tổ chức.

- Hiệu trưởng cần xem xét, phân tích đặc điểm của nhà trường, hoàn cảnh điều kiện và khả năng của giáo viên để xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển giáo viên trong từng giai đoạn, trong cả năm, tỏng từng học kỳ, từng quý. Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch tổng thể tầm vĩ mô để đáp ứng

nhu cầu về nguồn lực giáo viên có năng lực cho một trường cao đẳng nghề. Đặc biệt phải quan tâm xây dựng đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên đầu đàn cho các tổ bộ môn vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có năng lực sư phạm kỹ thuật giỏi và phẩm chất tốt, nhiều kinh nghiệm làm nòng cốt cho quá trình đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên của trường.

- Trưởng khoa căn cứ vào kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên của trường trong từng giai đoạn, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng khoa để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của khoa mình. Cùng với các tổ bộ môn xem xét đánh giá một cách chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực chuyên môn của từng giáo viên để có kế hoạch đào tạo thích hợp với từng người. Kế hoạch đào tạo giáo viên của từng khoa cần phải chi tiết cụ thể cả về thời gian, nội dung và hình thức tiến hành.

- Tổ trưởng bộ môn là người gần gũi, trực tiếp và sâu sát, nắm chắc được các nắn lực của giáo viên, các nhu cầu cần phải đào tạo từ đó để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ bộ môn, tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch tự học, tự đào tạo của từng cá nhân thiết thực với nhu cầu hoàn cảnh của họ. Kế hoạch đào tạo được xây dựng từ tổ bộ môn là một kế hoạch theo hướng “ nội dung cần đào tạo thì nhiều nhưng phải chọn theo đúng thứ tự ưu tiên cái gì giáo viên cần thiết thực hiện.”

Kế hoạch đào tạo phát triển giáo viên phải đáp ứng được những đòi hỏi khách quan và chủ quan của giáo viên, đồng thời phải đảm bảo những nguyên tắc và đạt được chỉ tiêu đã định trong từng giai đoạn. Việc xây dựn kế hoạch cần tiến hành theo những bước:

Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình, chỉ tiêu đào tạo do Tổng cục

dạy nghề hướng dẫn và thực tế đào tạo, nhà trường định ra những nội dung và số lượng giáo viên cần đào tạo trong từng năm học.

Bước 2: Từng giáo viên xây dựng kế hoạch đào tạo và tự đào tạo, đăng

đến kế hoạch đào tạo của nhà trường và hoàn thành sớm nhất những nội dung đào tạo đã quy định.

Bước 3: Nhà trường căn cứ vào kết quả đăng ký bồi dưỡng của từng

giáo viên, xây dựng kế hoạch đào tạo thực tế chung cho toàn trường. Căn cứ vào đó dự trù ngân sách và các điều kiện đảm bảo để triển khai các lớp bồi dưỡng.

* Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên dạy nghề.

- Khoa và các tổ bộ môn: cần giao nội dung tự học có kiểm tra cho từng giáo viên. Căn cứ vào mức độ đáp ứng của giáo viên đối với chương trình bồi dưỡng của khoa, tổ để thống nhất về nôi dung theo hình thức sinh hoạt chuyên đề.

+ Lập các nhóm để giúp nhau: hình thành các nhóm tự học bao gồm vài ba giáo viên có cùng nhu cầu, hứng thú về vấn đề gì đó. Thực hiện phân công theo dõi, giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm giúp đỡ hỗ trợ cho nhóm mình hoặc nhóm khác. Cùng nhau chia sẻ công việc, hợp tác cùng giải quyết vấn đề.

+ Tổ chức mạng lưới cốt cán đào tạo của trường:

Phát hiện, chọn lọc giáo viên cốt cán ở các tổ bộ môn, các khoa từ những giáo viên giỏi tuyển chọn qua các hội thi (hội giảng, hội thảo…), có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề cao, tận tụy, trách nhiệm với công việc, nhiều kinh nghiệm… đặc biệt là có uy tín với đồng nghiệp. Nhà trường cử họ đi đào tạo, tham gia tập huấn theo các chuyên đề ở cấp trên, ở các trường sư phạm, viện nghiên cứu. Sau đó, về tập huấn, truyền đạt lại cho các giáo viên trong trường.

Các giáo viên cốt cán cũng là những tấm gương, hạt nhận của phong trào tự học, tự bồi dưỡng, phong trào nghiên cứu khoa học và đúc rút kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến cho nhà trường.

+ Bồi dưỡng bắt buộc với các giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn và các giáo viên dạy nghề mới.

+ Tổ chức biên soạn và từng bước hoàn thiện phương pháp giảng dạy bộ môn làm tài liệu cho giáo viên, nhất là giáo viên mới để tham khảo. Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy nghề, giảng thử, giảng mẫu, dự giờ rút kinh nghiệm. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực sư phạm để trên cơ sở đó phấn đấu, rèn luyện bồi dưỡng nâng cao năng lực. Động viên, khích lệ giáo viên tham gia tích cực phong trào thi đua phấn đấu trở thành giáo viên dạy nghề giỏi.

* Kiểm tra đôn đốc chấn chỉnh việc thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển giáo viên dạy nghề.

Kiểm tra là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, giúp nhà quản lý có cơ sở để đánh giá đúng sự đóng góp của nhân viên, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp, hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đích.

Tron quản lý công tác đào tạo phát triển năng lực cho giáo viên dạy nghề, kiểm tra cho luồng thông tin phản ứng trở lại về sự thành công của người học, những khó khăn thiếu sót trong tổ chức thực hiện. Từ đó, có biện pháp đổi mới điều chỉnh các nội dung quản lý. Kết quả kiểm tra còn là căn cứ pháp lý để cấp các chứng chỉ đào tạo và là cơ sở để tổng kết đúc rút kinh nghiệm cho cac khóa đào tạo tiếp theo.

Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của giáo viên như đề cương giảng dạy, giáo án, sổ tay giáo viên, sổ lên lớp…đảm bảo đúng quy định của Tổng cục dạy nghề.

Tăng cường dự giờ thường xuyên và đột xuất, tổ chức bình giảng nhằm nâng cao trình độ giáo viên.

3. Kiến nghị với UBND Tỉnh

UBND Tỉnh có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, có chính sách ưu đãi mạnh mẽ để thu hút cán bộ giỏi về công tác tại Tỉnh nhà cũng như trường cao đẳng nghề Việt- Đức.

Hiện tại mức thu học phí theo quy định là quá thấp và lạc hậu (được quy định từ năm 1998), nên kinh phí không đảm bảo chi phí đào tọa của nhà trường. Vì vậy nhà trường đề nghị UBND Tỉnh có sự điều chỉnh về định mức cho ngân sách cho mỗi học sinh/ năm cho công tác đào tạo nghề: hệ trung cấp là 5 triệu/ học sinh/ năm; hệ cao đẳng nghề là 6.5 triệu/ học sinh/ năm.

STT Hệ đào tạo Mức hiện thu Mức đề nghị

1 Hệ cao đẳng 80.000 đ 200.000 đ

2 Hệ trung cấp 60.000 đ 150.000 đ

3 Hệ sơ cấp 150.000-350.000 đ Theo chi phí thực tế của từng nghề và theo hợp

KẾT LUẬN

Đối với bản thân trường cao đẳng nghề Việt- ĐứcVĩnh Phúc thì nhà trường từ trường trung cấp nghề trong một thời gian ngắn đã chuyển lên thành trường cao đẳng nên nhu cầu về đội ngũ giáo viên có trình độ từ đại học trở lên là rất cấp thiết. Đặt ra một vấn đề vô cùng cấp thiết cho nhà trường là phải có biện pháp tập trung nâng cao chất lượng chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên của trường.

Trong quy mô nhỏ của đề tài, dù đã cố gắng hết sức xong sự hiểu biết và trình độ lý luận còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã giúp em hoàn thành chuyên đề này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Khoa học quản lý tập I, II, NXB Khoa học và kỹ thuật, PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà- PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002

2. Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Ths. Nguyễn Vân Điềm- PGS.TS Nguyễn Ngọc Quyên, 2007

3. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB đại học kinh tế quốc dân, 2008 4. Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB Lao động- Xã hội, 2007 5. Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 6. Quyết định số 202/TCCP-VC của bộ trưởng- trưởng ban tổ chức- cán bộ Chính phủ về việc ban hành TCNVCNCC ngành giáo dục đào tạo.

7. Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTB&XH ngày 2/10/06 của bộ lao động thương binh và xã hội về việc phê duyệt “quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến 2010 và định hướng 2020”.

8. Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTB&XH ngày 4/01/2007 của bộ lao động thương binh và xã hội quy định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, chương trình khung trình độ trung cấp nghề.

9. Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTB&XH ngày 4/01/2007 của bộ lao động thương binh và xã hội ban hành điều lệ trường cao đẳng nghề.

10. Quyết định số 07/2007/QĐ-BLĐTB&XH ngày 23/03/2007 của bộ lao động thương binh và xã hội ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

11. Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT/BTC- BLĐTB&XH ngày 8/03/2007 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

12. Tổng cục dạy nghề (2006), Phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển dạy nghề thời kỳ 2006-2010.

14. Báo cáo thực hiện công tác đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề Việt- Đức, định hướng phát triển đến 2015

15. Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề, công tác thi đua khen thưởng năm 2007-2008 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2008-2009.

Phụ lục

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ THĂM DÒ Ý KIẾN

( Dành cho giáo viên)

Để góp phần đổi mới công tác quản lý, đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn mới, xin anh/ chị cho biết ý kiến của mình theo mẫu câu hỏi sau (đánh dấu X vào ô trống lựa chọn)

Xin chân thành cảm ơn!

A. PHẦN THÔNG TIN VỀ BẢN THÂN

1. Họ và tên:………..Tuổi……□ Nam □ Nữ 2. Trình độ chuyên môn được đào tạo

□Tiến sỹ □ Thạc sỹ □ cao đẳng □ trung cấp □ Công nhân Chuyên ngành:……… 3. Trình độ tay nghề □ bậc 1 □ bậc 2 □ bậc 3 □ bậc 4 □ bậc 5 □ bậc 6□ bậc 7 4. Trình độ ngoại ngữ □ A □ B □ C 5. Trình độ tin học: □ A □ B □ C 6. Nhiệm vụ giảng dạy:

□ lý thuyết □ thực hành □ cả lý thuyết và thực hành 7. Thâm niên trong giảng dạy:

□ từ 15-20 năm □ trên 20 năm 8. Đã qua khóa đào tạo ngắn hạn nào?

□ sư phạm I □ sư phạm II □ quản lý □ công nghệ □ tin học

□ nâng cao tay nghề □ phương pháp giảng dạy □ ngoại ngữ 9. Các danh hiệu đã đạt được:

□ Giáo viên dạy giỏi cấp trường

□ giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

□ giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc 10. Tình cảm nghề nghiệp:

Chuyên môn kỹ thuật:

□ yêu nghề □ bình thường □ không thích □ muốn đổi nghề Sư phạm kỹ thuật:

□ yêu nghề □ bình thường □ không thích □ muốn đổi nghề Lý do không yêu nghề:

□ thu nhập thấp □ con đường phát triển bị hạn chế 11. Tự đánh giá năng lực sư phạm, kỹ thuật- nghề nghiệp:

a. Năng lực sư phạm Năng lực giảng dạy

□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém

Năng lực giáo dục

□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém

Năng lực tự bồi dưỡng

□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém

Năng lực giao tiếp

□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém

b. Năng lực chuyên môn (chuyên môn, kỹ năng nghề)

□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém

c. Năng lực nghiên cứu

□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém

12. Anh/chị hãy cho biết những điều kiện sống và làm việc:

Nhà ở: □ kiên cố □ cấp 4 □ nhà riêng □ nhà tập thể

Trang bị: □ điện thoại □ xe máy □ máy vi tính

Thu nhập bình quân gia đình

□ từ 3-400.000đ □ từ 4-500.000đ □ Trên 500.000đ 13. Nguyện vọng đào tạo

□ sư phạm bậc II □ ngoại ngữ cơ bản □ Tin học cơ bản

□ nâng cao trình độ □ ngoại ngữ chuyên ngành □ tin học ứng dụng

B. Phần thăm dò ý kiến;

2. Theo Anh/ chị những vấn đề nào sau đây cần được quan tâm bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt- Đức trong thời gian tới?

2.1 Tính cấp thiết: Stt Nội dung Mức độ Không cấp thiết Cấp thiết ít Tương đối cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết 1 Bồi dưỡng về lý thuyết

chuyên ngành 2 Bồi dưỡng tay nghề 3 Bồi dưỡng về nghiệp vụ

sư phạm

4 Bồi dưỡng về tin học 5 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 6 Booid dưỡng về công

nghệ mới

7 Bồi dưỡng về kiến thức bổ trợ

2.1Tính khả thi Stt Nội dung Mức độ Không khả thi Khả thi ít Tương đối khả thi Khả thi Rất khả thi 1 Bồi dưỡng về lý thuyết

chuyên ngành 2 Bồi dưỡng tay nghề 3 Bồi dưỡng về nghiệp vụ

sư phạm

4 Bồi dưỡng về tin học 5 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 6 Booid dưỡng về công

nghệ mới

7 Bồi dưỡng về kiến thức bổ trợ

3. Xin ông/ bà cho biết những hình thức bồi dưỡng thích hợp với đội ngũ giáo viên của nhà trường ( theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3, 4…)

□ Tự bồi dưỡng

□Tự bồi dưỡng (có sự hỗ trợ về tài liệu thiết bị thực hành của nhà trường)

□Tự bồi dưỡng có sụ quản lý và đánh giá thường xuyên của phòng đào tạo

□ Mời các chuyên gia giỏi về bồi dưỡng □ Cử giáo viên đi học

4. Xin anh/ chị cho biết nhà trường có thể tạo được các điều kiện gì cho giáo viên đào tạo nâng cao trình độ

□ Mua thêm tài liệu mới và thiết bị thực hành để giáo viên tự nghiên cứu

□ Có chế độ đãi ngộ để giáo viên giỏi bồi dưỡng giáo viên yếu kém

□ Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên có thể học đại học trong tỉnh

□ Hỗ trợ một phần kinh phí (ngoài lương) để giáo viên đi học đai học dài hạn tại các tỉnh khác

5. Những đề nghị của anh/chị về quản lý công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên cho trường cao đẳng nghề Việt- Đức trong thời gian tới?

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC.doc (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w