Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Thực Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam.doc (Trang 32 - 38)

Sau 2 năm thành lập PVI đã đạt mức doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điều này đã cho thấy được khả năng xuất phát của PVI là rất tốt.

Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng nền kinh tế khu vực… Với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình, doanh thu của PVI vẫn tiếp tục tăng trưởng và đạt 187 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2000. Các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc Tế đã nhìn nhận PVI với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Trong năm này có một sự kiện đáng ghi nhớ là PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí Nghiệp liên doanh Dầu Khí Vietsopetro.

Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Năm này, doanh thu của PVI đạt xấp xỉ 500 tỷ đồng. Công ty được thủ tướng Chính Phủ tặng Cờ thi đua “đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”.

Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đàotạo đội ngũ nhân viên của mình.

Năm 2004, doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng và đã đạt 610 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao Động hạng Ba.

Năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng

cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc…Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Năm 2005, Doanh thu của PVI đạt trên 782 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Công ty được nhân giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”.

Năm 2006, Công ty Bảo Hiểm Dầu Khí đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1300 tỷ đồng, vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo Hiểm Dầu Khí. Và đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp PVI hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam giao, với tổng doanh thu đạt 1300 tỷ, nạp Ngân Sách Nhà Nước 102 tỷ, lợi nhuận đạt trên 62 tỷ. tháng 9 năm 2006, Bộ Công Nghiệp và tập đoàn Dầu Khí đã quyết định cổ phần hoá PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một tổng công ty cổ phần lớn mạnh trong định chế Bảo Hiểm – Tài chính của tập đoàn.

Ngày 14/4/2007, Tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo. Ngày 10/08/2007 PVI niêm yết cổ phiếu tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội. Năm 2007, Doanh thu của công ty đạt 1997 tỷ đồng.

Năm 2008, Doanh thu đạt 2646,148 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng về doanh thu của PVI từ năm 2003 đến năm 2008 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng về doanh thu của PVI. Đơn vị: Tỷ đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Bản tin NGỌN LỬA - số 2/2008

Tăng trưởng lợi nhuận:

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận của PVI.

Đơn vị: tỷ đồng. 0 50 100 150 200 250 300 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Nghị quyết họp hội đồng quản trị lần thứ IX của PVI. Thị Phần của PVI trên thị trường Bảo hiểm Phi Nhân Thọ năm 2008 được thể hiện:

Biểu đồ 2.4: Thị phần của PVI năm 2008. Chú thích: Bảo Việt: 30% PVI : 20% Bảo Minh: 18% Pjico : 9% Công ty khác: 23%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của PVI.

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI.

Những thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi

-PVI có môi trường kinh doanh thuận lợi. Đó là triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội là tiềm năng cho thị trường bảo hiểm. Ở nước ta, thị trường bảo hiểm đã và đang ngày càng phát triển, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

-PVI là thành viên của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam.Luôn nhận được sự ủng hộ từ tập đoàn và các đơn vị thành viên ngành dầu khí. Đây có thể coi là một lợi thế quan trọng của PVI. Vì đây là một trong các lý do quan trọng nhất giúp PVI có thể trở thành người bảo hiểm cho hầu hết các dự án xây dựng ngoài khơi do Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam triển khai. Ngoài ra, Tập Đoàn Dầu Khí đang phát triển thành tập đoàn đa ngành, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thăm dò và thẩm lượng trong nước cũng như tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài.

Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A

PVIPjico Pjico Bao Minh Bao Viet công ty khác Xác định nhu cầu bảo hiểm của

-Thương hiệu của PVI trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng đã được khẳng định. Điều này giúp cho hoạt động khai thác bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi được thực hiện dễ dàng hơn.

-Môi trường pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm cũng đã được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển.

PVI cần phải biết tận dụng những thuận lợi trên và nắm bắt cơ hội để có những bước tiến nhanh và vững chắc.

Với những thuận lợi đó, kết hợp với sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu của tập thể Lãnh Đạo và cán bộ công nhân viên, cùng với sự dẫn dắt sáng suốt của Tập Đoàn, công ty luôn duy trì được vị trí dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm về bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi.

Khó Khăn

Bên cạnh những thuận lợi, PVI cũng phải đối mặt với một số khó khăn như sau:

- Năm 2008, 2009 là những năm nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của PVI. Vì khi nền kinh tế suy thoái thì số lượng các dự án lớn bị cắt giảm, do đó mà nhu cầu về bảo hiểm cũng giảm theo.

- Việt Nam gia nhập WTO, xuất hiện hình thức cạnh tranh mới:

+ Từ năm 2007, không hạn chế cung cấp qua biên giới các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Từ năm 2008, Doanh Nghiệp Bảo Hiểm 100% vốn nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm các công trình dầu khí.

- Đối với các dự án lớn, năng lực bảo hiểm của thị trường trong nước còn hạn chế trong khi năng lực nhận tái bảo hiểm của thị trường quốc tế bị co hẹp do thời gian vừa qua có nhiều biến động, thiên tai, thảm hoạ lớn trên thế giới.

Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A

Xác định nhu cầu bảo hiểm của

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI.

Quy trình triển khai nghiệp vụ.

Quy trình khai thác.

Sơ đồ 2.5: Quy trình khai thác.

Trách niệm Sơ đồ quy trình Bộ phận phối hợp

Giám đốc ban, trưởng nhóm.

Giám đốc ban, Chuyên viên theo dõi đơn.

Giám đốc ban, trưởng nhóm và Chuyên viên theo dõi đơn

Trưởng nhóm, Chuyên viên theo dõi đơn.

Giám đốc ban BHNL, TBH, Kế toán, KTKH.

Ban giám đốc

Chuyên viên theo dõi đơn, văn thư.

Chuyên viên theo dõi đơn, chuyên viên thống kê. Ban BHNL Ban BHNL Ban TBH, KTKH, Ban giám đốc. Văn thư Ban TBH, Kế toán,KTKH Thu thập và xử lý thông tin .

Dự thảo đơn bảo hiểm

Kiểm tra

Phê duyệt

Đóng dấu và phân phối đơn Xác định nhu cầu

bảo hiểm của khách hàng.

+

Xác định điều kiện, điều khoản, phí BH

Thống kê, theo dõi thanh toán phí bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấp cácSĐBS.

Sơ đồ trên đã thể hiện rõ các công việc cần làm trong quy trình khai thác. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Thực Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam.doc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w