Sự cần thiết của dự án

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm.DOC (Trang 49 - 52)

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thị trường và nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả và cung nguyên liệu. Dự án đầu tư mở rộng giấy Bãi Bằng 2 sẽ khắc phục được những khó khăn này và giúp ngành giấy vững mạnh.

Hiện tại chúng ta phải nhập khẩu bột giấy từ nước ngoài với diễn biến giá thay đổi từng ngày. Sản xuất bột hóa ở trong nước chỉ đáp ứng 37% nhu cầu. Trước đây chúng ta chỉ nhập bột hóa tẩy trắng, nay bột hóa không tẩy nhập ngày càng tăng vì các cơ sở phải ngừng sản xuất do không có khả năng xử lý nước thải vì quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu. Kinh tế thế giới càng ổn định và phát triển thì giá bột ngày càng cao và càng có nhiều biến động. Điều này dẫn tới hiệu quả sản xuất ngành giấy mong manh, dễ bị tổn thương, vì vậy khả năng cạnh tranh càng trở nên mong manh hơn.

Với tài nguyên rừng không giầu có nhưng cũng đủ để phát triển sản xuất bột giấy dư thừa cho nhu cầu nội địa, nhưng trong 10 năm qua năng lực

mới chỉ tăng thêm 10.000 tấn, trong khi ở cạnh chúng ra, đảo Hải Nam (Trung Quốc) một dây chuyền sản xuất bột hóa công suất 1 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động từ 11-2004. Rõ ràng phương thức phân bổ nguồn lực cho phát triển trong ngành giấy kém hiệu quả, không tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo của ngành giấy. Trong khi trong tất cả các khâu sản xuất giấy thì khâu sản xuất bột giấy chiếm tới 70 %công đoạn và chiếm nhiều lao động thủ công nhất. Chúng ta lại sẵn lao động rẻ và dư thừa nhất là thời điểm hiện tại, dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết một số lượng việc làm lớn. Số lượng này sẽ phân bổ cả ở khâu nguyên liệu thô, chặt, băm, mảnh cũng như nấu bột. Phần cán giấy (xeo) chỉ chiếm 30% phần còn lại với yêu cầu rất cao về độ chính xác và kỹ sư có tay nghề cũng như trình độ. Nghịch lý diễn ra như thế này, bột giấy chúng ta nhập về trong khi vùng trồng nguyên liệu của ta rộng lớn và lao động phổ thông rẻ mạt hơn hẳn giá cho lao động tương đương ở các nước mà chúng ta đang nhập khẩu bột giấy, phần xeo giấy, máy móc của chúng ta cũng không thể hiện đại và chính xác cao như các nước đó. Vậy chúng ta sẽ cạnh tranh bằng cách nào. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha nhưng mới chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy. Để giải quyết lượng gỗ tồn đọng, nhiều năm nay, Việt Nam phải xuất khẩu một lượng gỗ dưới dạng thô (dăm mảnh) tương đối lớn. Trong đó, riêng Tổng công ty Giấy Việt Nam đã xuất khẩu trên 183.000 tấn dăm mảnh/năm. Dăm mảnh đó lại được xuất khẩu sang những nước có ngành công nghiệp sản xuất bột giấy tốt, và chu trình vòng luẩn quẩn bắt đầu. Nếu sản xuất giấy từ nguyên liệu thô như tre, nứa, gỗ thì chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 15% tổng chi phí, nhưng nếu sản xuất giấy từ bột nhập khẩu thì chi phí nguyên liệu chiếm từ 29 đến 35% tổng chi phí. Như vậy, mỗi tấn bột giấy sản xuất trong nước có giá thành thấp hơn bột giấy nhập khẩu từ 2 đến 2,5 triệu đồng. Giá thành giấy nếu nhập khẩu bột giấy về

và chỉ tiến hành mỗi công đoạn cán giấy như hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy đang làm thì không thể nào cạnh tranh nổi với giấy ngoại sau lộ trình AFTA. Giá thành cao do 2 nguyên nhân: phụ thuộc vào giá bột giấy và nhập lẻ tẻ nên giá cao. Sức cạnh tranh kém còn do các doanh nghiệp lại không thể hợp tác được với nhau. Chuyện nhập khẩu bột giấy là một ví dụ. Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, bảy tháng đầu năm nay 29 công ty giấy trong nước nhập khẩu 78.000 tấn bột giấy, với 172 hợp đồng của 29 doanh nghiệp qua 14 cửa khẩu. Tính bình quân mỗi đơn đặt hàng chỉ có 453 tấn. Ai cũng biết, nếu hợp tác để ký những hợp đồng nhập khẩu lớn thì được giá rẻ hơn, nhưng các doanh nghiệp lại không thể bắt tay với nhau

Với đơn hàng cao nhất là 2.000 tấn và thấp nhất là 1 tấn thì giá nhập cao và bị động là điều không tránh khỏi. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2008 Việt Nam nhập khẩu trên 166 ngàn tấn bột giấy các loại đạt kim ngạch 117,1 triệu USD, tăng 26,19% về lượng và tăng 37,97% về trị giá.

Hiện tại là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện dự án. Có 2 lý do có thể khẳng định điều đó

Thứ nhất: Do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu mà tình hình đầu tư và sản xuất không mấy sáng sủa, thời buổi suy thoái cũng khiến cho doanh nghiệp trên thế giới sản xuất ra hàng hóa nhưng lại không tiêu thụ được số hàng hóa đó. Lượng hàng tồn kho lớn bắt đầu tìm cách đổ sang những thị trường dễ chịu hơn và đặc biệt đúng thời điểm lộ trình AFTA được triển khai. Giá bột giấy trên thế giới đều giảm một cách nhanh chóng và giảm mạnh về giá. Khi chưa tự chủ được lượng bột thì đây là điều kiện tốt để nhập khẩu bột giấy số lượng lớn về sản xuất. Tranh thủ thời cơ đó tập trung đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các nhà máy sản xuất bột giấy công suất lớn

Thứ hai: Dây chuyền công nghệ trong thời điểm hiện tại cũng rẻ hơn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rơi vào tình trang phá sản nên bán thanh lý máy móc rất rẻ mạt, đây là điều kiện tốt để chúng ta triển khai dự án sớm và tiến hành mua lại máy móc.

Theo những mô hình hiện đại của ngành giấy trên thế giới, bất kỳ một dự án nào cũng phải chủ động được 60% nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất. Như vậy nếu muốn kịp tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì ngành giấy phải có mô hình chủ chốt sản xuất giấy hiện đại như vậy

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm.DOC (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w