Hỗ trợ người dân tiếp cận tốt với thị trường. Chính quyền xã mà hội nông dân là nòng cốt cần phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất giống, vật tư nông nghiệp giúp người dân tiếp cận trực tiếp với những sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Quá trình phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
Nhìn chung, quy mô ruộng đất của xã còn nhỏ lẻ phân tán manh mún và luôn biến động, ảnh hưởng đến việc phát triển hàng hóa của xã, cơ cấu cây trồng còn chưa hợp lý chưa tận dụng được tiềm năng và lợi thế của vùng. Việc sử dụng đất canh tác của xã còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu.
Trình độ học vấn của người dân còn hạn chế và không đồng đều, việc áp dụng công nghệ còn nhiều khó khăn. Người dân chưa có kiến thức phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, dịch bệnh chỉ được phát hiện khi đã xuất hiện trên đồng ruộng nên lúc này người dân phải tốn rất nhiều chi phí để khắc phục.
Giá cả vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang ở mức cao dẫn đến mức đầu tư cho nông nghiệp tăng theo. Điều này làm cho một số phương thức canh tác không phát huy hiệu quả kinh tế.
Trong xã có xu hướng chuyển một số diện tích trồng lúa không có hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng các loại cây khác tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được tình trạng độc canh về cây lúa, diện tích trồng lúa vẫn còn rất lớn, các loại cây như rau màu mang lại hiệu quả cao cho xã vẫn chưa được trồng phổ biến ở trên địa bàn xã.
Để nâng cao năng suất cây trồng mang lại hiệu quả cho người nông dân thì cần phải tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, đáp ứng đầy đủ tưới tiêu cho đồng ruộng.
Tóm lại hiện nay việc sử dụng đất canh tác của xã vẫn chưa mang lại hiệu quả. Cùng với nó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các nông hộ vẫn còn mang tính chủ quan, chi phí cho phân bón là rất lớn và chủ yếu là phân vô cơ còn phân hữu cơ vẫn chưa được tận dụng gây lãng phí rất lớn cho người dân địa phương. Vì vậy cần có sự quan tâm của chính quyền xã hơn nữa nhằm đem lại hiệu quả ngày càng cao trong việc sử dụng đất canh tác trên địa bàn toàn xã.
5.2. Kiến nghị
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai trên địa bàn xã Thạch Mỹ và để thực hiện tốt giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của xã tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với chính quyền xã.
Xã nên có quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất nhằm khắc phục tình trạng sản xuất phân tán manh mún. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống tưới tiêu nhằm tạo điều kiện cho người nông dân ổn định sản xuất.
Hội nông dân xã nên phối hợp cao hơn nữa với công ty giống cây trồng, các công ty cung cấp dịch vụ nông nghiệp, phân bón nhằm giúp người dân có thể sử dụng giống hợp thời, các yếu tố đầu vào và sản xuất với giá cả ổn định.
Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, và không chỉ tập huấn cho bà con việc trồng các giống lúa mà còn tập huấn cho bà con về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sao cho có hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Giúp bà con có những kiến thức cơ bản về trồng trọt nằm phát hiện các dịch bệnh kịp thời trước khi dịch bệnh phát triển trên diện rộng. Tạo điều kiện giúp người nông dân chuyển đổi cây trồng có hiệu quả bằng việc hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống thủy lợi.
* Đối với người nông dân
Các hộ không nên tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của mình một cách tùy tiện mà không tuân theo kế hoạch cải tạo đất, không ngừng cải tạo bồi dưỡng và sử dụng một cách hợp lý để tăng khả năng sinh lợi cho ruộng đất.
Tích cực tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức, tham gia các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao kiến thức của mình để sản xuất có hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro gặp phải trong quá trình canh tác.
Sử dụng phân bón hợp lý, nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) nhằm cần bằng hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng, tiết kiệm được chi phí, giảm ô nhiễm môi trường và khả năng suy thoái của đất.
Đầu tư, tiến hành sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý; sản xuất đúng thời vụ, thường xuyên theo dõi các diễn biến về thời tiết, khí hậu để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Kết hợp sử dụng giống lai với giống địa phương để bảo tồn nguồn gen quý hiếm và nâng cao năng suất của cây trồng.