4.2.1. Cơ cấu cây trồng của xã
- Cơ cấu giống cây trồng:
+ Việc lựa chọn bộ giống cây trồng hợp lý cho từng vùng, từng cánh đồng, từng lô thửa riêng là một công việc hết sức khoa học và có ý nghĩa hết sức thiết thực, vì nó phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế cao, thể hiện trên các mặt: năng suất ruộng đất cao, năng suất lao động cao và hiệu quả đồng vốn cao. Xã Thạch Mỹ đã rất đúng đắn khi lựa chọn những cây trồng chính của xã là những cây trồng ngắn ngày như: lúa, lạc, vừng (mè), khoai lang, rau màu… gần đây nhất ngô đang được trồng trở lại với hình thức trồng xen là chủ yếu. Vì là những cây ngắn ngày nên chúng là những cây có thời gian sinh trưởng ngắn, do đó người dân có thể sản suất được nhiều vụ trong một năm, mỗi năm sản xuất 2-3 vụ, diện tích tuy ít nhưng sản lượng thu được trên 1 đơn vị diện tích canh tác khá cao, chính vì vậy mang lại thu nhập khá cao cho người dân trong xã, đặc biệt là cây lúa và cây lạc.
+ Tuy cơ cấu giống chưa được đa dạng cho lắm, nhưng trong những năm qua, ban khuyến nông xã đã cùng với sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện Lộc Hà đã không ngừng nỗ lực để đưa các giống mới có năng suất và chất lượng cao vào trồng như giống lúa Khang dân, nếp 98, giống lạc L14, L23 (cho năng suất 30-33 tạ/ha) đã được đưa vào để thay thế cho giống lạc cúc, lạc Chùm (năng suất 23 tạ/ha), bố trí các giống đậu mới như VN93- 1,VN99-3, V123 để thay thế những giống đậu địa phương có năng suất chất lượng thấp.
Bảng 4.3: Cơ cấu cây trồng chính và phương thức canh tác chính
Loại cây trồng Giống Phương thức canh tác
Lúa Khang dân, HT1,
X21
Lúa (Đông xuân) Lúa (Hè thu) Lạc L14, MD7, Lạc Giấy, Lạc Dù Tây Nguyên Luân canh:
- Lạc (Đông Xuân)– Vừng (Hè Thu) - Lạc (Đông Xuân) – Đậu (Hè Thu) Trồng xen
- Lạc (Đông Xuân) – (Ngô)
Đậu
VN93-1,VN99-3, V123, Giống địa phương
Luân canh:
- Đậu (Hè Thu)- Khoai đông Trồng xen
- Đậu (Hè thu) – Ngô
Rau các loại
Địa phương, giống ngò đại địa, rau muống, rau cải, cà,…
Luân canh:
- Lạc (Đông xuân) - Rau (Hè thu) - Rau (Hè Thu) – Khoai Đông
(Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2011)
+ Về rau màu các loại của xã rất đa dạng về chủng loại như: hành, ngò, rau muống, rau cải, rau thơm, bầu, bí… cơ cấu giống chủ yếu vẫn là giống địa phương như giống ngò đại địa, giống xà lách 2 mũi tên, cải bẹ trắng. Người dân thường trồng ở vụ trước thấy năng suất thì họ sẽ để lại làm giống cho vụ sau, sẽ giảm được chi phí.
- Phương thức canh tác:
+ Hình thức chuyên canh lúa 2 vụ mặc dù có ý nghĩa về mặt kinh tế nhưng lại không bền vững về mặt môi trường nếu không đầu tư để trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Hiện nay, trên địa bàn xã hầu hết người dân đều trồng lúa 2 vụ. Tuy nhiên diện tích lúa hè thu không lớn do hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn thiện nên người dân không chủ động được nguồn nước tưới tiêu.
+ Việc lựa chọn chế độ luân canh, xen canh hợp lý, gieo riêng cây đậu đỗ, hoặc trồng xen cây đậu đỗ với cây trồng chính, đó là tạo điều kiện để bảo
vệ và cải tạo đất. Đây là một kinh nghiệm quí báu của khoa học cổ truyền nước ta nói chung và của những người dân của xã nói riêng, kinh nghiệm đó đã đựơc tổng kết một cách khoa học trong thời gian qua.
+ Trồng rau là mô hình ngày càng phổ biến của địa phương tuy chưa có mô hình chuẩn và quy hoạch vùng trồng rau cụ thể nhưng vẫn phần nào đáp được nhu cầu thị trường. Thị trường rau đang ngày một rộng lớn nhưng nếu trồng rau trái vụ mà lách được thời tiết khắc nghiệt sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn do lúc này thị trường rau khan hiếm, ít người trồng mà nhu cầu tiêu thụ lại cao, nên giá rau trái vụ cao hơn giá rau chính vụ.
- Cơ cấu thuỷ sản
Hiện tại trên địa bàn xã có 44,91 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong đó thuỷ sản mặn lợ là 10,2 ha chủ yếu nuôi tôm, cua, mè chẻm phần diện tích còn lại dùng để nuôi cá nước ngọt như cá trắm, chép, rô phi, mè trôi…Hiện tại trên địa bàn xã thì xóm 8 và xóm 15 có diện tích thuỷ sản lớn nhất.