Qua số liệu từ bảng 4.7 ta thấy năng suất một số cây trồng chính của các hộ điều tra là tương đối cao so với năng suất bình quân toàn xã. Do các hộ được chọn điều tra thuộc các thôn 7, 8, 15 là những thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn và nền sản xuất nông nghiệp mạnh so với toàn xã. Đây là những địa phương luôn dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp của xã Thạch Mỹ nói riêng và sau xã biển ngang huyện Lộc Hà nói chung. Do trong năm 2010 có lụt lớn và đến sớm nên đã làm giảm năng suất cây trồng của nhiều vùng trên toàn tỉnh. Vì vậy, nông sản tiêu thụ khá dễ, giá cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư cho mỗi đơn vị sản xuất cao do giá vật tư tăng đã làm cho sản xuất nông nghiệp của những hộ điều tra còn gặp nhiều khó khăn. Người dân chỉ dựa vào công lao động đễ làm lãi cho sản xuất đồng thời góp phần chủ động cung cấp lương thực thực phẩm tại chổ cho vùng.
Bảng 4.8: Năng suất, giá bán và mức đầu tư trên một đơn vị sản xuất của các hộ điều tra.
Cây trồng Năng suất (kg/sào) Gíá bán (1000đ/kg) Chi phí (1000đ/sào) Công lao động (công/sào/vụ) Lúa 199.6 7,5 1595,7 7,5 Lạc 96 26 1751,9 10 Đậu 25,8 26,6 786 7 Ngô 130 7,3 917 5 Khoai lang 320 3,7 1079,5 7.5 Vừng 20 35 714 5 (Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2011) Mỗi mức đầu tư khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau và qua đó ta có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất. Thông qua các chương trình khuyến nông và các thông tin tiếp nhận được người dân ở nơi đây đã có những mức đầu tư đáng kể cho các loại cây trồng tuy nhiên kết quả mang lại vẫn chưa tương xứng với mức đầu tư mà người nông dân đã bỏ ra. Để có cái nhìn rõ hơn, ta xem xét bảng 4.8.
Bảng 4.9: Đánh giá hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích theo từng loại cây trồng của các hộ điều tra Cây trồng GO (1000đ) IC (1000đ) VA (1000đ) VA/IC (lần) GO/IC (lần) VA/GO (lần) GO/LĐ (1000đ) VA/LĐ (1000đ) Lúa 1497 1596 -99 -0,062 0,938 -0,066 212,76 -13,16 Lạc 2496 1752 744 0,425 1,425 0,298 175,19 74,41 Đậu 686,28 786 -99,72 -0,127 0,873 -0,145 112,29 -14,25 Ngô 949 918 31 0,034 1,034 0,033 183,58 6,22 Khoai lang 1184 1079,5 104,5 0,097 1,097 0,088 143,93 13,93 Vừng 700 714 -14 -0,020 0,980 -0,020 142,80 -2,80
Ghi chú: Các chỉ tiêu này được tính trong 1 vụ sản xuất đối với từng loại cây trồng trên 1 sào diện tích đất sản xuất.
Đi vào từng loại cây trồng khác nhau ta có kết quả như sau:
Cây lạc là cây trồng có giá trị sản xuất cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác 2497 ngàn đồng/sào trong một vụ kéo dài khoảng 105 ngày, mặc dù chi phí sản xuất lớn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao 744 ngàn đồng/sào. Tuy nhiên chi phí đầu tư vào công lao động cũng cao nhất. Như vậy sẽ gây khó khăn nhỏ cho những hộ nghèo, hộ ít lao động.
Hiệu quả chi phí đầu tư đạt được đối với cây trồng này cũng rất cao. Các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC, VA/GO đạt được lần lượt là 0,425 lần, 1,425 lần và 0,298 lần. Hiệu quả lao động trong một ngày công lao động là 175,19 ngàn đồng/sào, giá trị gia tăng trong một ngày công lao động là 744 ngàn đồng/sào. Cây lúa cũng mang lại giá trị sản xuất khá cao 1497 ngàn đồng/sào trong một vụ sản xuất từ 90 – 110 ngày. Nhưng do chi phí đầu tư lớn và năng suất chưa cao, giá bán thấp nên chưa mang lại hiệu quả. Cứ một sào đất canh tác người dân chịu lỗ 99 ngàn đồng. Tuy nhiên lúa vẫn là cây trồng chính tại địa phương do đặc thù đất đai và đảm bảo cung cấp lương thực trong gia đình. Các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC, VA/GO lần lượt là -0,062 lần, 0,939 lần, và -0,066 lần. Tuy trồng lúa chưa mang lại hiệu quả nhưng giá trị ngày công lao động chúng mang lại cao hơn so với những cây trồng khác.
Đậu là trồng có các chỉ số kinh tế thấp nhất. Mặc dù chi phí đầu tư thấp thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày nhưng do năng suất thấp nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy đậu thường được chọn để trồng xen và trồng thâm canh trên những vùng đất không thể trồng lúa hè thu do thiếu nước.
Ngô là cây trồng mới được trồng đại trà từ 2 năm trước bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Giá trị sản xuất của một sào trồng ngô trong một vụ (90-120 ngày) là 949 ngàn đồng với chi phí sản xuất là 918 ngàn đồng. Các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC, VA/GO lần lượt là 0.034 lần, 1,034 lần, 0,033 lần. Tuy nhiên do công lao động không nhiều nên trồng ngô có giá trị sản xuất trong một ngày công lao động và giá trị sản xuất trên một đơn vị diên tích trồng ngô cao nhất trong số những cây trồng khác.
Khoai lang mỗi vụ kéo dài khoảng 100-120 ngày. Đây cũng đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao giá trị gia tăng đứng thứ 2 sau lạc. Các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC, VA/GO lần lượt là 0,096804 lần, 1,097 lần, 0,088 lần. Các chỉ tiêu GO/LĐ, VA/LĐ là 143,930 ngàn đồng và 13,930 ngàn đồng.
Hiện tại người dân thường sử dụng công thức xen canh rau vào các ruộng trồng khoai lang nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của đất.
Vừng là cây trồng có chi phí đầu tư thấp nhất thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày) nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Vừng thường được trồng luân canh với cây lạc trên các đất nương nên diện tích gieo trồng nhỏ nên ít được người dân chú ý đầu tư chăm sóc. Các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC, VA/GO lần lượt là -0,020 lần, 0,980 lần -0,02 lần.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở xã Thạch Mỹ chưa mang lại hiệu quả cao, người dân lấy công làm lãi. Do giá vật tư nông sản cao nông dân thiếu vốn sản xuất nên mức đầu tư trên một đơn vị diên tích cũng chưa cao nên chưa phát huy tốt khả năng sản xuất của đất nông nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống thuỷ lợi còn yếu kém, không thể phục vụ tưới tiêu nên cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên dẫn đến năng suất thấp và không ổn định.