III. Tổng giá trị khố
STT CÔNG TRÌNH Thời gian
Thời gian khởi công - hoàn thành Tổng mức đầu tư Mức vốn TPCP đầu tư cho công trình
Tổng số 46417 42670
I Các công trình giao thông 33588 30330
1
Dự án đường HCM
Các công trình tính vào giai
đoạn 1 2000-2005 1122 1022
Đường HCM giai đoạn 2 2006-2010 8000 8000
2 Quốc lộ 6 5817 4317
Giai đoạn 1 2002-2005 4967 3467
Giai đoạn 2 2005-2008 850 850
3
Vành đai biên giới phía Bắc 2000-2010 Vành đai 1 (hệ thống quốc
lộ 4) 2000-2010 4593 4559
Vành đai 279 2004-2009 1900 1900
4
Hành lang Côn Minh - Hải
Phòng 3003-2006 3118 3118
5 Quốc lộ 2 2003-2007 1521 1512
6
Đường Vũng Áng - biên
giới Việt - Lào 2003-2007 1100 1010
7 Tuyến Tây Nghệ An 2003-2008 600 575
II Các công trình thủy lợi 5829 5540
1 Hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) 2003-2010 2679 2400
2 Hồ Bản Mồng (Nghệ An) 2005-2010 2600 2600
3 Hồ Định Bình (Bình Định) 2002-2007 550 540
La
Nguồn: Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam
2.3.1.2 Đã thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác huy động vốn.
Ngày 20/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (thay thế Nghị định số 01/2000/NĐ-CP). Nghị định cùng các thông tư hướng dẫn đồng bộ đã tạo ra một hàng lang pháp lý quan trọng và ngày càng hoàn thiện trong công tác huy động vốn trong nước.
Từ khi Nghị định 141/2003/NĐ-CP ra đời, đi kèm với nó gồm rất nhiều thông tư và quyết định của Bộ Tài chính nhằm góp phần hoàn thiện hơn hành lang pháp lý cho công tác huy động vốn: Ngày 18/03/2004 Bộ Tài chính ra thông tư số 19/2004/TT-BTC về việc hướng dẫn đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua NHNNVN; Ngày 24/03/2004 thông tư số 21/2004/TT-BTC hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.; Gần đây nhất là quyết định 46/2006/QĐ-BTC ngày 06/09/2006 ban hành quy chế phát hành TPCP theo lô lớn, trong năm 2007 đã thực hành phát hành được 2 lô lớn mỗi lô 1000 tỷ đồng.
Đáp ứng nhu cầu của công tác huy động vốn, hành lang pháp lý đang ngày một hoàn thiện hơn và đã có nhiều biến chuyển tích cực phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường trái phiếu. Các nghị định, quyết định và thông tư đã được Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành kịp thời và hợp lý, góp phần phục vụ cho công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Các đợt phát hành tương đối thường xuyên, cơ chế lãi suất từng bước được nới lỏng, bảo đảm được quyền lợi của người đầu tư cũng như nhu cầu vốn của NSNN và các chủ thể phát hành khác. Các điều khoản, điều kiện của trái phiếu đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, góp phần nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu, đồng thời cung cấp khối lượng hàng hoá khá lớn cho TTGDCK trong giai đoạn đầu hoạt động.
Trong khoảng thời gian 3 năm kể từ khi thị trường giao dịch thứ cấp tại TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động (14/7/05), Quy mô giao dịch của HASTC đã không ngừng mở rộng. Từ tháng 7/2008 toàn bộ TPCP được giao dịch tại thị trường HASTC. Hiện nay đã có 514 trái phiếu được giao dịch. Trong tháng 11/2008, khối lượng giao dịch bình quân của trái phiếu đạt 11,8 triệu đơn vị/phiên giao dịch với giá trị giao dịch bình quân đạt 1,150 tỷ đồng/phiên giao dịch.
Năm 2007, quy mô toàn thị trường trái phiếu so với GDP là 13,72%, trong đó trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 15% dung lượng toàn thị trường. Giao dịch trên thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực, cụ thể năm 2007 tăng 98,11% so với mức trung bình 21,1% của các nước mới nổi Đông Á. Khối lượng giao dịch 9 tháng đầu năm 2008 đạt 1370 triệu trái phiếu, tăng 21% so với cả năm 2007.
2.3.1.4 Hình thức huy động ngày càng đa dạng.
Hệ thống KBNN với chức năng huy động vốn cho NSNN và ĐTPT đã góp phần tạo ra những yếu tố tiền đề cho sự hình thành một TTCK. Các hình thức tín phiếu, trái phiếu ngày một đa dạng hoá với nhiều loại kì hạn, lãi suất và phương thức phát hành – thanh toán khác nhau, chính là nguồn cung cấp hàng hoá ban đầu hết sức quan trọng cho TTCK.
Phương thức phát hành và thanh toán TPCP không ngừng được cải tiến. Ngoài các phương thức truyền thống là bán lẻ qua hệ thống KBNN, đấu thầu qua NHNN, hiện nay TPCP được phát hành qua nhiều kênh mới như đấu thầu qua thị trường chứng khoán, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. TPCP được phát hành với nhiều kỳ hạn khác nhau, từ dưới 1 năm đến trên 5 năm, 10 năm. Ngoài phương thức lãi trả một lấn cùng tiền gốc khi đến hạn, lãi trả trước KBNN còn thực hiện thanh toán tiền lãi định kỳ hàng năm. TPCP được thanh toán vãng lai tại bất kỳ một đơn vị KBNN trong hệ thống KBNN. Các điều khoản, điều kiện của Trái phiếu Chính phủ đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, góp phần nâng cao tính thanh khoản của Trái phiếu.
2.3.1.5 Đã thiết lập được bộ máy làm công tác phát hành, thanh toán trái phiếu trên địa bàn cả nước.
Bên cạnh việc không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương thức phát hành - thanh toán trái phiếu để thu hút vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, hệ thống KBNN rất chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phát hành – thanh toán trái phiếu.
Qua gần 20 năm triển khai thực hiện, đến nay hệ thống KBNN đã thiết lập được bộ máy chuyên trách có trình độ nghiệp vụ vững vàng trong công tác phát hành, thanh toán trái phiếu trên địa bàn cả nước, gây dựng được lòng tin của công chúng đối với TPCP.
2.3.2Một số hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1 Khối lượng vốn huy động cho ĐTPT thông qua hình thức phát hành trái phiếu nhìn chung còn thấp.
Theo tính toán của các ngành chức năng và các nhà khoa học, nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế còn rất tiềm tàng bao gồm cả ngoại tệ và nội tệ,
nằm rải rác trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức và đoàn thể xã hội.
Khối lượng vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu trong những năm qua chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu vốn phục vụ cho ĐTPT kinh tế xét trên cả 2 phương diện: Khối lượng và kỳ hạn, nguyên nhân chính là do chính sách huy động vốn thời gian qua nhìn chung vẫn còn đơn điệu, việc phát hành qua KBNN từ năm 1996 chỉ chủ yếu duy trì một loại kỳ hạn trái phiếu 2 năm với phương thức thanh toán gốc lãi 1 lần khi đến hạn.
Mặt khác, mặc dù cơ cấu vốn huy động đang chuyển từ ngắn hạn sang trung và dài hạn nhưng khối lượng vốn dài hạn hiên nay vẫn ít, chỉ chiếm khoảng 54% trong tổng dư nợ Trái phiếu; trong khi đó nhu cầu vốn của nền kinh tế lại chủ yếu là trung hạn và dài hạn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ ĐTPT trong giai đoạn tới, ngoài việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, Nhà nước cần phải có thêm những hình thức huy động thông qua các kênh khác để tạo ra tiềm năng mới về vốn.
2.3.2.2 Chưa xây dựng được kế hoạch phát hành mang tính khả thi cao và ổn định trong từng giai đoạn.
Một trong những công việc hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chiến lược huy động vốn, đó là công tác kế hoạch hoá, song công tác này hiện nay còn chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ xây dựng kế hoạch hàng năm, quý, tháng chưa có chiến lược tổng thể về huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT thông qua hình thức trái phiếu, dẫn đến việc triển khai công tác phát hành trái phiếu không theo kế hoạch.
Nguyên nhân chính là do thời gian qua chúng ta chỉ chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch phát hành TPCP dựa vào nhu cầu chi tiêu của NSNN trên cơ sở dự toán ngân sách đã được Quốc hội thông qua, chưa tính đến chiến
lược tổng thể về phát triển KTXH và các mục tiêu của chính sách tài khoá, không thống nhất với kế hoạch vay nợ để phát triển thị trường. Mặc khác thiếu căn cứ để tính toán xác định các nguồn vốn trong xã hội cũng như trong từng khu vực, từng thời gian chưa gắn công tác huy động vốn bằng TPCP với các hình thức huy động vốn của ngân hàng, doanh nghiệp.
Ngoài ra công tác điều hành NSNN vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập dẫn tới việc phát hành trái phiếu còn thụ động, thời điểm phát hành còn chưa phù hợp với khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế.
Như vậy để có thể huy động được tối đa các nguồn lực phục vụ cho nhu cầu ĐTPT trong giai đoạn mới (từ nay đến 2010), Chúng ta cần phải quan tâm tới công tác kế hoạch hoá, từ đó có những giải pháp phù hợp với từng thời kỳ. 2.3.2.3 Trái phiếu Chính phủ chưa thực sự đóng vai trò là hàng hoá chủ đạo
trên thị trường vốn và vai trò điều hành trên thị trường tiền tệ.
Nguyên nhân chính là do, với mục tiêu huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT, Bộ Tài chính (KBNN) chỉ chủ yếu quan tâm đến khối lượng huy động vốn được thông qua phát hành TPCP để bù đắp thiếu hụt NSNN, chưa quan tâm đúng mức đến tác dụng nhiều mặt của TPCP như vài trò là hàng hoá trên thị trường vốn, vai trò điều hành trên thị trường tiền tệ.
Mặt khác phải kể đến sự hoạt động kém hiệu quả của thị trường vốn trong thời gian vừa qua, mặc dù Chính phủ đã ra quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán, tạo ra một thị trường công khai và tương đối hoàn hảo để các nhà đầu tư có nhu cầu có thể tìm đến thị trường này để “mua, bán” vốn. Tuy nhiên sau nhiều năm hoạt động, thị trường này dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích đặt ra. Trên thị trường này đã có tới hàng chục loại TPCP được niêm yết và giao dịch, tuy nhiên khối lượng giao dịch rất hạn chế.
Bên cạnh việc nghiên cứu những giải pháp để thúc đẩy thị trường hoạt động sôi nổi và quy mô hơn, về phía các nhà phát hành chứng khoán, đặc biệt là TPCP cũng cần phải có những giải pháp nhằm cải tiến các điều khoản và điều kiện của trái phiếu để tăng tính hấp dẫn của nó trên thị tronwgf. Phải bảo đảm hài hoà giữa 2 lợi ích: Về phía NSNN, TPCP là công cụ huy động vốn đắc lực cho NSNN và ĐTPT. Đứng trên giác độ quản lý kinh tế vĩ mô, TPCP phải là hàng hoá chủ đạo trên thị trường vốn và đóng vai trò điều hành thị trường tiền tệ.
2.3.2.4 Cơ chế phát hành trái phiếu chưa hoàn thiện.
Cùng với sự củng cố và phát triển của ngành, KBNN đã từng bước cải tiến công tác huy động vốn cho phù hợp với nhu cầu đổi mới công tác quản lý tài chính trong từng thời kỳ, thực tế những năm vừa qua, cơ chế phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu đã có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng, phong phú đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Mặc dù vậy có thể khẳng định cơ chế phát hành trái phiếu chưa được hoàn thiện ở 3 mặt:
• Hình thức trái phiếu chưa phong phú, lãi suất chưa hấp dẫn, phương thức trả lãi thiếu linh hoạt (chủ yếu là trả lãi cùng với gốc khi đến hạn). Chưa có các hình thức trái phiếu hiện đại, háp dẫn người mua và có khả năng mua bán dễ dàng trên thị trường. Chính sự đơn điệu của các loại hình trái phiếu đã không khai thác hết tiềm năng về vốn trong xã hội, còn bỏ sót nhiều nhà đầu tư tiềm năng.
• Việc phát hành trái phiếu qua hệ thống KBNN thường kéo dài trong nhiều tháng, không có lịch biểu phát hành cụ thể. Các trái phiếu của mỗi đợt phát hành có mức lãi suất khác nhau, không có thời gian đáo hạn thống nhất. Đa số trái phiếu đều phát hành dưới dạng có ghi tên, việc chuyển nhượng phải làm thủ tục tại KBNN nơi phát hành. Vì vậy, trái phiếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung.
• Các phương thức đấu thầu qua NHNN, đấu thầu qua TTGDCK, bảo lãnh phát hành đã từng bước được triển khai và dần đi vào nề nếp, song nội dung còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu. Số thành viên tham gia thị trường còn ít và không thường xuyên ( chủ yếu là một số ngân hàng thương mại quốc doanh). Khối lượng và lãi suất đặt thầu không ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của các đợt đấu thầu. Trong từng phiên đấu thầu chỉ có một loại kỳ hạn và vẫn áp dụng cơ chế lãi suất trần. Việc bảo lãnh phát hành chưa phát huy được ưu thế của nó. Khối lượng trái phiếu bảo lãnh không được phân phối ra công chúng mà các tổ chức bảo lãnh phát hành vẫn nắm giữ 100%.
Nguyên nhân chính là do:
• Việc huy động vốn thông qua phát hành TPCP phụ thuộc vào nhu cầu vốn của NSNN và các công trình, KBNN là cơ quan phát hành nhưng không thể chủ động trong việc quy định các phương thức phát hành và thanh toán trái phiếu.
• Cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật của KBNN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đổi mới nghiệp vụ.
• Chưa đề cao vai trò của TPCP trên thị trường vốn, từ đó chưa đặt ra yêu cầu đổi mới kỹ thuật phát hành.
2.3.2.5 Tính thanh khoản của trái phiếu còn thấp.
Việc mua bán lại các loại TPCP còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do:
• TPCP chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp, vì vậy nó càng trở nên kém hấp dẫn trên thị trường thứ cấp.
• Chưa xây dựng được khung pháp lý hoàn chỉnh phù hợp điều hành hoạt động thị trường sơ cấp tại Việt Nam
• Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu và điều hành hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
2.3.2.6 Việc quy định đối tượng phát hành trái phiếu công trình còn bó hẹp. Chỉ những công trình nằm trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước và chưa được bố trí vốn NSNN trong năm mới được phát hành trái phiếu công trình.
Chương 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN