Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta từ nay cho tới năm 2015.

Một phần của tài liệu Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008.DOC (Trang 63 - 66)

III. Tổng giá trị khố

3.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta từ nay cho tới năm 2015.

Để đạt được các mục tiêu phát triển KTXH, vấn đề đầu tiên phải tính đến là nguồn vốn đầu tư. Vì vậy phải huy động tối đa nguồn lực tài chính để đáp ứng, trước hết là những nguồn lực Nhà nước có thể kế hoạch hoá được như vốn NSNN, vốn tín dụng Nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vốn đầu tư phát triển chính thức (ODA) và vốn vay thương mại.

Theo các chuyên gia kinh tế tính toán và dự báo, với hệ số ICOR của nước ta khoảng 4 – 4,2 thì cả giai đoạn 2001 – 2015 cần có tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.150 – 2.160 nghìn tỷ đồng, tốc độ đầu tư tăng bình quân hàng năm 9 – 11%, nâng tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội lên 30 – 32% GDP. Trong đó vốn trong nước 98 -100 tỷ USD, chiếm 64% tổng nguồn vốn, vốn ngoài nước 50 – 52 tỷ USD, chiếm 36% tổng nguồn vốn.

Dự kiến phân định các chủ thể đầu tư như sau:

• Nguồn vốn đầu tư được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm chiếm tỷ trọng 23 – 24% tổng vốn đầu tư, tương đương 35 -36 tỷ USD ( nguồn vốn này dự kiến sẽ dành khoảng 65 – 70% để tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và khoảng 30 – 35% kết cấu hạ tầng xã hội).

• Nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước chiếm tỷ trọng 17 -18% tổng vốn đầu tư, tương đương 27 – 28 tỷ USD.

• Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng 17 – 18% tổng vốn đầu tư, tương đương 26 – 27 tỷ USD.

• Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng 24 – 25% tổng vốn đầu tư, tương đương 36 – 37 tỷ USD.

• Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng 16 - 17% tổng vốn đầu tư, tương đương 25 – 26 tỷ USD.

Đối với NSNN: với mức phấn đấu thu ngân sách bình quân hàng năm đạt tỷ lệ 20 – 21% GDP, trong đó thuế và phí khoảng 18 – 20%. Bội chi ngân sách và lạm phát được khống chế ở mức độ hợp lý (bội chi NSNN: 5% GDP;

lạm phát: 6 – 8%/năm). Trên cơ sở đó, dự tính cân đối ngân sách thời kì 2005 – 2015 như sau:

- Tổng thu Ngân sách khoảng 1.805 nghìn tỷ đồng.

- Tổng chi Ngân sách khoảng 2.276 nghìn tỷ đồng, trong đó:

+ Chi thường xuyên và trả nợ 1.590 nghìn tỷ đồng, chiếm 69,8% tổng số chi NSNN

+ Chi ĐTPT 686 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng chi NSNN. - Bội chi ngân sách cả giai đoạn 2005 – 2015 là 471 nghìn tỷ đồng; trong đó, dự kiến vay trong nước là 309 nghìn tỷ đồng, vay nước ngoài là 162 nghìn tỷ đồng. Số tiền bội chi này Nhà nước phải huy động thêm, mục tiêu của yếu là dành cho ĐTPT. Giai đoạn 2006 – 2010 chúng ta còn phải huy động cho NSNN khoảng 347 nghìn tỷ đồng, trong đó, vay trong nước 225 nghìn tỷ đồng, vay nước ngoài 122 nghìn tỷ.

Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước: Dự kiến trong giai đoạn 2005 – 2015, tổng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước khoảng 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 27 – 28 tỷ USD; trong đó, nguồn vốn phải huy động thêm để cân đối nguồn vốn cho vay là 220 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2015 còn phải huy động cho tín dụng đầu tư của Nhà nước khoảng 170 nghìn tỷ đồng.

Đối với vốn ODA và vay thương mại: Dự kiến giai đoạn 2005 – 2015, tổng nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài được huy động từ các nguồn đầu tư trực tiếp (nguồn vốn FDI) và đầu tư gián tiếp (nguồn vốn ODA và vay thương mại) khoảng 50-52 tỷ USD; trong đó, vốn FDI khoảng 25-26 tỷ USD. Như vậy nhu cầu vốn ODA và vay thương mại trong giai đoạn này dự kiến khoảng 25-26 tỷ USD; trong đó, nguồn vốn ODA khoảng từ 17 đến 18 tỷ USD, số vốn chúng ta phải vay thương mại từ 7 đến 8 tỷ USD. Giai đoạn từ nay đến

năm 2010 còn phải vay ODA khoảng từ 12 đến 13 tỷ USD và vay thương mại từ 5 đến 6 tỷ USD.

Để đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo vốn đầu tư, phải phấn đấu tăng thu NSNN, khuyến khích các thành phần kinh tế và dân cư tiết kiệm, dành vốn cho đầu tư. Mặt khác, Nhà nước còn phải có nhiều chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để huy động vốn trong và ngoài nước bù đắp cho số vốn còn thiểu trong tổng nhu cầu vốn ĐTPT của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008.DOC (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w