nhánh Nam Hà Nội.
Hoạt động đầu tư phát triển Thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã và đang phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư, vốn trở thành một vấn đề khó. Tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ qua các năm đã tăng lên đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần vốn để phát triển hoạt động đầu tư này. Chính vì vậy, phải đề ra các giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển Thẻ.
2.2.1. Giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phát triển Thẻ:
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư tiết kiệm từ dân cư, tăng lượng vốn lưu động giúp ngân hàng có vốn đầu tư trong hoạt động phát triển, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị, máy móc ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay, các dự án đầu tư phát triển Thẻ đều phải được phép và thẩm định bởi NHNo VN; điều đó đã làm hạn chế tính tự chủ của Chi nhánh đối với các hoạt động đầu tư phát triển của mình. Vì vậy, cần tạo một cơ chế thông thoáng và tự chủ cho các Chi nhánh để chủ động trong việc tìm nguồn vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển.
Tạo môi trường kinh tế trong sạch, minh bạch các hoạt động kinh doanh, cũng như các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Chi nhánh tạo điều kiện, là niềm tin cho các doanh nghiệp, các ngân hàng khác đầu tư.
Cần có cơ chế khuyến khích các điểm giao dịch, văn phòng đại diện của Chi nhánh hiện đại hoá công nghệ thông tin; khuyến khích các chi nhánh trực thuộc tự chủ động tìm nguồn huy động vốn cho mình; góp phần tăng tổng mức vốn đầu tư cho toàn Chi nhánh.
Chi nhánh nhanh chóng phải chuyển sang hệ thống quản lý IPCAS… Đây là hệ thống quản lý tối ưu. Việc đầu tư vào công nghệ có thể là một biện pháp phải thực hiện ngay để tăng khả năng cạnh tranh, tăng thị phần của Chi nhánh nói riêng và NHNo VN nói chung để tránh rủi ro, tránh tụt hậu và điều quan trọng hơn cả là tạo dựng được niềm tin, thu hút lượng vốn lưu động trong dân cư và tăng cường các hoạt động đầu tư phát triển cho Chi nhánh.
Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, các nguồn vốn ODA do WB, ADB tài trợ, các nguồn vốn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tài trợ. Cần phải nắm chắc các văn bản pháp luật, quy trình xin vay vốn đầu tư sao cho việc vay vốn đầu tư được thực hiện nhanh, sớm đạt kết quả tốt nhất.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại thì nên xoá bỏ hạn mức đầu tư phát triển Thẻ là 3,87% tổng mức vốn đầu tư toàn Chi nhánh. Cho các Chi nhánh quyền tự chủ, quyết định trong việc xác định tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ.
Tăng cường, mở rộng thêm các kênh huy động vốn cho Chi nhánh; không những tập trung vào các khách hàng chủ yếu và lâu năm mà còn phải tìm hiểu; mở rộng và phát triển lượng khách hàng tiềm năng; các khách hàng mới có khả
năng và có nhu cầu đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển Thẻ là hoạt động đầu tư phát triển nên cần lượng vốn lớn và được sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, Chi nhánh cần mở rộng hơn nữa các hoạt động vay vốn từ Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng Trung ương nhằm thu hút nguồn vốn để tăng thêm vốn đầu tư phát triển cho Chi nhánh.
Do tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng mức vốn của toàn Chi nhánh. Do đó, cần tạo lập và thu hút nhiều hơn nữa dự án đầu tư phát triển Thẻ cho NHNo Nam Hà Nội.