Giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý quá trình sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007.DOC (Trang 50 - 58)

Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý của Ban Giám đốc chi nhánh đối với các dự án đầu tư phát triển cũng như các hoạt động kinh doanh sử dụng vốn vay.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các dự án đầu tư phát triển, tập trung những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm nghiêm minh các sai trái, vi phạm.

Trong những năm qua do hạn chế về phần mềm hệ thống nên chi nhánh không thể triển khai rộng rãi được nghiệp vụ thẻ đến từng chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch chính điều đó đã ảnh hưởng lớn đến số lượng thẻ ghi nợ phát hành và tổng nguồn vốn huy động qua thẻ. Do đó để phát triển hình thức huy động nguồn tiền thanh toán này của đông đảo các cá nhân thì trước mắt Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ các hoạt động liên quan đến dự án phát triển Thẻ, trong quá trình triển khai hệ thống máy rút tiền tự động phải nghiên cứu các địa điểm thuận tiện để đặt máy như tại nơi có trình độ dân trí cao, đông dân cư, nơi buôn bán thương mại, hay khu vui chơi giải trí và phải là nơi an toàn. Bởi vì chi phí cho một máy rút tiền là rất lớn do đó phải phát huy được hiệu quả của việc sử dụng máy tránh lãng phí về chi phí tài sản trong khi đó lại không phát huy được hết công dụng của máy.

Trong khâu lập dự án đầu tư:

Cần nắm vững hệ thống văn bản pháp Luật, Chỉ thị, quyết định liên quan đến hoạt động xin vay vốn cho dự án đầu tư cũng như các vấn đề về cảnh quan môi trường, đất đai nơi đặt dự án.

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ và chính xác các yếu tố tác động đến hiệu quả của dự án: Bối cảnh chung về kinh tế - thị trường; nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường và lựa chọn khách hàng mục tiêu; các vấn đề về lựa chọn hình thức đầu tư, lựa chọn nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn này như thế nào…

Phân tích đầy đủ và chính xác khía cạnh tài chính: ảnh hưởng của lãi suất, lạm phát, các nguồn thu từ dự án và các chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các yếu tố rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới

mức tối đa các rủi ro này.

Làm rõ mặt thời gian và tiến độ thực hiện của dự án. Tránh kéo dài làm ứ đọng vốn cũng như làm chậm khả năng đưa dự án vào khai thác và chậm khả năng trả nợ khi dự án phải đi vay vốn.

Đánh giá thời gian thu hồi vốn cũng như các hiệu quả mà dự án đầu tư phát triển Thẻ sẽ đem lại để Lập được một dự án đầu tư phát triển hoàn thiện.

Trong việc thẩm định các dự án đầu tư phát triển Thẻ:

Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của Ngân hàng.

Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án đầu tư phát triển, phát

triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào

tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghề nghiệp chuyên môn.

Chú trọng công tác kiểm tra sau trước khi xin vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định.

Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu

cầu của nhiệm vụ. Bắt nguồn từ yêu cầu thực tế về kiến thức liên ngành tổng hợp

như kế toán, luật kinh tế, luật đầu tư, lập và quản lý dự án, tài chính doanh nghiệp... được sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính dự án, cũng như có một thực trạng là phần lớn các cán bộ thẩm định là đều xuất phát từ những cán bộ tín dụng, do vậy mặc dù đã được tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khoá đào tạo..., nhưng chỉ dừng lại ở đào tạo không bài bản,

ngắn hạn và chớp nhoáng. Do vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và vì sự phát triển lâu dài của toàn Chi nhánh nói chung.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho (đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án

đây là công việc mang nặng tính chủ quan) tiến hành đều đặn hàng năm. Ngoài ra

có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ xung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào làm việc, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu.

Tích cực đào tạo trình độ sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học, mặt khác đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học cho đội ngũ cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, tránh tình trạng thủ công như hiện nay bằng các biện pháp như tăng cường hơn nữa việc đầu tư tài liệu, trang thiết bị vi tính, giảng dạy các phần mềm tiện ích hữu dụng...

Về năng lực chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên, phải có các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định. Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần thục, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới.

Về kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khắc phục cho chuyên môn của mình.

cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng say mê, tâm huyết với nghề nghiệp

Tổ chức điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm

thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra

Về tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp, phát huy được mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian.

Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng

+ Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ :

Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Chi nhánh cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin ở các chi nhánh cũng như Trung ương. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án phải được cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ và nhất là thông suốt trong toàn hệ thống. Một lợi thế rất lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội đều có các chi nhánh giao dịch trên địa bàn, các phòng ban đều được trang bị máy tính khá hiện đại và được kết nối mạng nội bộ, rất thuận tiện cho việc trao đổi thông tin . Nếu Ngân hàng biết khai thác có hiệu quả mạng máy tính này thì đây sẽ là chìa khoá giải quyết vấn đề thông tin một cách nhanh chóng và thu hồi được lợi ích lớn.

- Thông tin về kinh tế xã hội nói chung : các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp nước

ngoài hay đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực… tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất…

- Thông tin về tài chính Ngân hàng: Các Nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định, quy chế của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên Bộ.

- Thông tin về thị trường giá cả : bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng.

Để nâng cao được tính khả thi của giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng.

+ Thông tin thu thập từ bên ngoài :

Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Chi nhánh nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của Ngân hàng Nhà nước, của các Ngân hàng Thương mại khác, của các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Internet sẽ là kho dữ liệu vô tận mà Ngân hàng có thể khai thác.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh của dự án.

Ngoài ra, Ngân hàng có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những Công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.

Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ

Công việc thẩm định tài chính dự án đầu tư không chỉ là công việc riêng của phòng thẩm định và cán bộ thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các phòng khác. Việc tham gia đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin đầy đủ

cho phòng thẩm định từ các phòng khác sẽ giúp cho kết quả thẩm địnhh hiệu quả hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn. Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư mà cán bộ thẩm định không biết hoặc còn thiếu chắc chắn mà lại thuộc phạm vi của các phòng khác thì có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét.

Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các Ngân hàng thương mại khác

Trong quá trình thực hiện các dự án:

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ giúp Chi nhánh ngăn ngừa những rủi ro, tiết kiệm được các chi phí phát sinh không đúng theo nội dung thực hiện dự án đầu tư phát triển.

Sắp xếp những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm và trình độ, tinh thần trách nhiệm cao làm công việc kiểm tra kiểm toán nội bộ.

Chọn người có năng lực điều hành dự án. Những người làm công tác điều hành dự án (hay còn gọi là chủ nhiệm điều hành dự án hoặc giám đốc quản lý dự án) là người chịu trách nhiệm bảo đảm các mục tiêu đã xác định như: tiến độ, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, hiệu quả… của dự án trong phạm vi nguồn kinh phí đã được phân bổ; đồng cũng là người tổ chức, lập kế hoạch, điều phối, chỉ đạo, kiểm soát, quản lý các mối quan hệ của từng nhóm, từng con người trong tổ chức dự án. Bên cạnh đó, họ còn là người duy trì sự cân bằng giữa chức năng quản lý và các vấn đề kỹ thuật của dự án.

Đặc biệt, người làm công tác quản lý dự án phải là người dám đương đầu với mọi rủi ro và tìm mọi cách giải quyết để dự án được thực hiện thành công. Xuất phát từ những yêu cầu này, người làm điều hành dự án thành đạt là người có các kỹ năng: kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo; quan hệ giao tiếp linh hoạt; năng

lực điều phối tập thể phức hợp; trao đổi thông tin và theo dõi kiểm tra công việc; độ tin cậy về khả năng quản lý…

Lập kế hoạch một cách sáng tạo. Trong quá trình điều hành dự án luôn có những vấn đề phát sinh, do đó việc lập kế hoạch thực hiện một cách sáng tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng để quản lý dự án đạt hiệu quả cao.

Kế hoạch phải nhắm vào những kết quả đã được định hướng trước để cho tất cả các bên liên quan đến dự án biết điều gì mong đợi. Trong quá trình lập kế hoạch, ngoài việc dựa trên các nguyên tắc đã định (do quy định, quy trình, định mức, kinh nghiệm…), cần phải xem xét các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến biện pháp thi công, biện pháp quản lý. Đặc biệt, khi lập kế hoạch cần có sự tham gia, đóng góp đầy đủ của tất cả các thành viên liên quan đến dự án vì điều này sẽ giúp quá trình thực hiện không đi lệch mục tiêu.

Bên cạnh đó, việc phân cấp kế hoạch để thực hiện cũng có vai trò quan trọng để quản lý dự án có hiệu quả. Với tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay, nên chia thành 3 cấp. Trong đó, cấp điều hành là cấp làm việc ở mức độ tổng thể theo định kỳ tháng, quý hoặc năm (cấp này thuộc về lãnh đạo cấp cao như chủ đầu tư, người quyết định đầu tư); cấp quản lý là cấp sử dụng và điều phối toàn bộ các nguồn lực để thực hiện dự án, với kỳ hạn thời gian được tính theo tuần trong tháng (cấp này thuộc về giám đốc điều hành dự án và các trưởng phòng giúp việc); cấp thực hiện là cấp chịu trách nhiệm chỉ huy công việc thực tế hằng ngày trong tuần của dự án (cấp này dành cho các quản đốc công trường, kỹ sư giám sát…). Trong trường hợp các cấp kế hoạch không phân định rõ vai trò, trách nhiệm, khả năng xử lý thông tin, truyền đạt thông tin kém hoặc chưa có sự hợp tác, phối hợp tích cực, giám đốc quản lý dự án phải biết quán triệt; nếu không cải thiện được tình hình thì thay thế bằng những nhân sự có chất lượng

hơn để bảo đảm thực hiện đúng tiến trình dự án.

Ngoài các giải pháp nêu trên, qua kinh nghiệm thực tế của Công ty Công trình giao thông tỉnh, để quản lý dự án có hiệu quả cũng rất cần điều phối dự án bằng công cụ biểu đồ ngang, sơ đồ mạng, biểu đồ gantt… để quản lý thời gian và theo dõi khối lượng công việc các hạng mục đã thực hiện. Mặt khác, việc kiểm soát dự án bằng báo cáo cũng khá quan trọng; bởi mục tiêu của báo cáo là để cung cấp đầy đủ thông tin cho Giám đốc quản lý dự án, từ đó làm cơ sở bảo đảm cho việc quản lý dự án một cách hiệu quả…

Giám sát, đôn đốc việc thực hiện dự án theo đúng thời gian quy định và tuân thủ chất lượng đã ghi trong dự án.

Sử dụng đúng lượng vốn và cơ cấu vốn đã đề ra, tránh sử dụng vượt quá nguồn vốn đã quy định.

Giám sát chất lượng thi công trong quá trình xây dựng, xây lắp và vận hành máy ATM sau này.

Nhờ sự tư vấn của các chuyên gia cũng như tham khảo các dự án đầu tư phát triển Thẻ khác của NHNo VN cũng như các NHTM khác để dự án thực hiện nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007.DOC (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w