ích của ngân hàng như: Online – banking; Phone Banking; Home Banking; Mobil banking…
2.2.4.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng và đổi mới chính sách khách hàng khách hàng
Tổ chức các chương trình giao lưu gặp gỡ giữa lãnh đạo và nhân viên ngân hàng thậm chí có thể tổ chức các chuyến đi khảo sát, học tập kinh nghiệm, rèn luyện nghiệp vụ Thẻ… giữa các ngân hàng, các chi nhánh.
Tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm giữa ngân hàng với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức ngành hàng. . . ký kết các biên bản hợp tác, các chương trình phối hợp, các nguyên tắc làm việc.
Tổ chức các hội nghị khách hàng nhân dịp các ngày lễ, tết, các dịp có những sự đổi mới của Chi nhánh, ngày thành lập Chi nhánh, lễ tổng kết hàng năm. . . tạo sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Chi nhánh và khách hàng.
Trụ sở của Chi nhánh, các Chi nhánh trực thuộc và các Phòng Giao dịch, Điểm giao dịch được bố trí khang trang, sạch đẹp, hiện đại, lịch sự, bố trí hợp lý và tiện lợi trong giao dịch, có nước uống, tạp chí, sách báo, tài liệu hướng dẫn cụ thể cho khách hàng xem trong khi chờ đợi. Nhân viên giao dịch lịch sự, tận tình chu đáo.
Bồi dưỡng các khoá nghiệp vụ Marketing cho nhân viên Chi nhánh, đồng thời trong quan hệ với ngân hàng đối tác, ngân hàng đại lý. . . cần đặt các vấn đề
được giúp đỡ nâng cao trình độ tiếp thị, trao đổi kinh nghiệm về chiến lược thu hút khách hàng.
Thực hiện các công tác tuyên truyền quảng cáo khuếch trương rộng rãi cho mọi cá nhân và các tổ chức kinh tế thông qua hệ thống truyền hình quảng cáo, thông tin báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.
Xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt đang ngày càng phát triển và phổ biến. Nâng cao hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nói chung và chất lượng phát triển thẻ nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác phát triển của Ngân hàng thương mại trong thời điểm hiện nay. Nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của Ngân hàng thực sự đem lại lợi ích cho cả hai bên. Về phía Ngân hàng là sự an toàn về nguồn vốn, sinh lời, và bảo đảm được sự phát triển về nguồn vốn vay, không phát sinh nợ quá hạn, mở rộng các hình thức sử dụng và nâng cao khả năng thanh quyết toán của Ngân hàng. Về phía khách hàng là việc thanh toán được thuận lợi và hiệu quả. Muốn làm được điều đó, hoạt động đầu tư phát triển của Ngân hàng phải được mở rộng, tăng lượng vốn vào đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án đầu tư.
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư phát triển Thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, em đã hoàn thiện chuyên đề này, trong đó em tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Khái quát chung nhất về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Những vấn đề liên quan tới hoạt động đầu tư: thẩm định tài chính dự án đầu tư và hoạt động đầu tư phát triển Thẻ.
Tìm hiểu thực tiễn hoạt động đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển, quy trình thực hiện, xem xét và đánh giá dự án đầu tư mới năm 2009. Qua đó thấy được những kết quả đạt được và một số hạn chế.
lĩnh vực trong đời sống kinh tế, không những đòi hỏi kiến thức rộng mà còn phải chuyên sâu, sự nhạy cảm nghề nghiệp và kinh nghiệm, vì vậy bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn để hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú, anh chị làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi nhánh Nam Hà Nội để em hoàn thiện tốt chuyên đề này.
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. PGS.TS. Từ Quang Phương.- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2007.
2. Giáo trình Lập dự án. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Nhà xuất bản Thống kê. Năm 2005.
3. Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Báo cáo tài chính NHNo Nam Hà Nội 2005, 2006, 2007, 2008. 5. Báo cáo thường niên NHNo Nam Hà Nội.
6. Sách hướng dẫn & đào tạo nghiệp vụ Thẻ NHNo Nam Hà Nội quyển 1, quyển 2 (lưu hành nội bộ)
7. Báo kinh tế phát triển.
8. Báo cáo hoạt động đầu tư phát triển Thẻ (phòng dịch vụ và Marketing) qua các năm 2005 – 2008.
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI...3
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh...3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo Chi nhánh Nam Hà Nội...3
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nam Hà Nội. Giai đoạn 2005 – 2007...4
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:...4
1.1.2.2. Hoạt động cho vay...7
1.1.2.3. Hoạt động phát hành Thẻ...10
1.1.2.4. Hoạt động khác...16
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển Thẻ tại Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2003 -2007:...17
1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư:...17
1.2.3. Vốn đầu tư phát triển Thẻ của Ngân hàng phân theo các nội dung đầu tư:...29
...31
...35
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển Thẻ tại Chi nhánh...36
1.3.1. Một số kết quả đã đạt được:...36
1.3.2. Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả:...40
1.3.2.1 Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính:...40
1.3.2.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội:...41
1.3.3. Nguyên nhân và hạn chế:...42
1.3.3.1. Trong hoạt động huy động vốn:...42
1.3.3.2. Trong quá trình sử dụng vốn:...43
1.3.3.3. Trong quản lý quá trình sử dụng vốn:...43
1.3.3.4. Trong quá trình sử dụng Thẻ và đưa dự án đi vào hoạt động:...44
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI...44
2.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh đến năm 2010 và những năm tiếp theo...45
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại Chi nhánh Nam Hà Nội. 47 2.2.1. Giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phát triển Thẻ: ...47
2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển Thẻ:...49
2.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý quá trình sử dụng vốn:...50
2.2.4. Các giải pháp khác:...58
2.2.4.1. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán, đẩy mạnh hoạt động thanh toán trong và ngoài nước...58
2.2.4.2. Cung cấp dịch vụ ngân hàng tiện ích...59
2.2.4.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng và đổi mới chính sách khách hàng 60 KẾT LUẬN...61
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP………...64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 NHTM Ngân hàng Thương mại
2 NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
3 TCTD Tổ chức tín dụng
4 NHNoVN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
5 ATM (Automatic Teller
Machine)
6 EDC (Electronic Data Capture)
Thiết bị đọc thẻ điện tử
7 POS (Point of Sale) Điểm bán hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN...5
BẢNG 1.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY...8
BẢNG 1.3: TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ QUA CÁC NĂM ...17
BIỂU 1.4: TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ ...21
GIAI ĐOẠN 2003 - 2007...21
BIỂU 1.5: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ SO VỚI TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ TOÀN CHI NHÁNH...23
BẢNG 1.6: NGUỒN VỐN NHNo VN NAM HÀ NỘI 2005 – 2008...25
BẢNG 1.7: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ ...27
PHÂN THEO NGUỒN VỐN...27
BIỂU ĐỒ 1.8: HÌNH THỨC SỬ DỤNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2005 – 2007...30
BẢNG 1.9: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ CỦA CHI NHÁNH...33
PHÂN THEO NỘI DUNG...33