• 1 Aptomat
Để đóng ngắt không thường xuyên trong các mạch điện người ta sử dụng các aptomat. Cấu tạo aptomat gồm hệ thống các tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang, bộ phận tự động cắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Bộ phận cắt mạch điện bằng tác động điện từ theo dòng cực đại.
Khi dòng vượt quá trị số cho phép chúng sẽ cắt mạch điện để bảo vệ thiết bị. Như vậy áptomat được sử dụng để đóng, ngắt các mạch điện và bảo vệ thiết bị trong trường hợp quá tải.
2 Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt Hình: Rơ le nhiệt và mạch điện
Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là một cơ cấu lưỡng kim gồm có 2 kim loại khác nhau về bản chất, có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau và hàn với nhau. Bản lưỡng kim được đốt nóng bằng điện trở có dòng điện của mạch cần bảo vệ chạy qua. Khi làm việc bình thường sự phát nóng ở điện trở này không đủ để cơ cấu lưỡng kim biến dạng. Khi dòng điện vượt quá định mức bản lưỡng kim bị đốt nóng và bị uốn cong, kết quả mạch điện của thiết bị bảo vệ hở
Thermal Overload Relay LRD
Rơ le nhiệt tương thích cho lắp đặt với khởi động từ loại D. Dùng cho bảo vệ động cơ và bảo vệ pha. Cấu tạo với lưỡng kim nhiệt ở 3 cực. Reset tự động hoặc bằng tay, có chỉ thị TRIP
Contactor và rơ le trung gian
Các công tắc tơ và rơ le trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện. Cấu tạo của chúng bao gồm các bộ phận chính sau đây
1. Cuộn dây hút 2. Mạch từ tính
3. Phần động (phần ứng) 4. hệ thống tiếp điểm
( thường đóng và thường mở) Cần lưu ý các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có điện và ngược lại
các tiếp điểm có điện thường đóng sẽ mở khi cuộn dây
đóng mất điện.
Trong hệ thống nồi hơi gồm có điện động lực và điện điều khiển. Điện động lực
thông thường sử dụng 380V/3pha/50Hz, còn điện điều khiển là 220V hoặc
12v, 24V...tùy thiết bị
• Các tín hiệu chính trên mạch điện điền khiển bao gồm:
• Tín hiệu điền khiển cấp nước tự động được lấy từ các bộ cấp tín hiệu ( tùy loại, có thể dạng điện cực hoặc dạng phao
• Tín hiệu điều khiển đầu đốt hoạt động
• Lấy tín hiệu này thông qua rơle áp suất hoăc bộ cảm biến áp suất. (dùng cho công tắc đóng mở đầu đốt , bản thân đầu đốt có một tủ điện nhỏ kèm theo),chỉ cần đấu nối rơle vào đầu đốt theo sơ đồ của tủ điện đầu đốt.
• Còn tín hiệu cắt đầu đốt hoạt động khi cạn nước .
• Điều khiển bơm hóa chất: lấy chung tín hiệu với bơm nước, bơm nước hoạt động thì bơm hóa chất hoạt động theo
• Điều khiển bơm nước khử bụi: Lấy chung tín hiệu với đầu đốt, đầu đốt hoạt động thì bơm nước khử bụi hoạt động.
• Điều khiển mức nước lò hơi:
• khi rơ le mạch giữ hoạt động tiếp điểm a2 thường mở đóng lại. mạch điện được tạo thành qua chất lỏng và các điện cực và được duy trì bởi E2 và E3, thậm chí khi mức chất lỏng xuống dưới E1, tiếp điểm a2 vẫn đóng.
Khi mức chất lỏng xuống dưới E2, mạch tạo ra qua điện cực hở, rơ le X không hoạt động, vì thế tiếm điểm thường đóng của rơ le X đóng lại.
• Cách lắp đặt 61F để đo mức nước lò hơi
• HỆ THỐNG ĐỐT CỦA LÒ HƠI
Để đốt cháy nhiên liệu,trong các lò luyện kim cũng như trong các lò công nghiệp nói chung người ta sử dụng thiết bị gọi là thiết bị đốt.Thiết bị đố đảm bảo yêu cầu đốt cháy nhiên liệu 1 cách hiệu quả,đồng thời phải đơn giản về kết cấu,dễ dàng sử dụng và hiệu quả. Thiết bị đốt nhiên liệu rắn:
Để đốt nhiên liệu rắn mà chủ yếu là than dạng cục người ta sử dụng thiết bị đôt gọi là buồng đốt.
Buồng đốt nhiên liệu rắn chia ra thành 2 loại chính: -Buồng đốt thủ công:thao tác cấp than bằng thủ công.
-Buồng đốt cơ khí:thao tác cấp than cơ khí hoá. Buồng đốt thủ công:
Bao gồm 2 loại: -Buồng đốt ghi phẳng . -buồng đốt ghi nghiêng.
Buồng đốt ghi phẳng:
Trong buồng đốt ghi phẳng,than được cấp vào lò qua cửa cấp than (1),trải thành lớp trên mặt ghi (3),gió được thổi vào mặt dưới của ghi qua cửa cấp gió (4) và đi qua ghi đốt cháy than (2) tạo thành khí lò đi qua buồng làm việc của lò.Xỉ tạo thành khi đốt than rơi xuống ngăn chứ xỉ (6) và định kì được tháo ra ngoài qua cửa tháo xỉ (5).
Ghi lò được chế tạo từ gang hợp kim chịu nhiệt,dạng thanh ghép lại với nhau hoặc dạng tấm.
Khi than cỡ cục lớn,người ta dùng ghi dạng nhiều thanh ghép lại với nhau.Ưu điểm của ghi thanh là dễ thay thế khi hỏng nhưng bù lại gây khó khăn khi lắp đặt.
Khi than cỡ cục nhỏ,người ta dùng ghi dạng tấm.Ghi loại này có ưu điểm là dễ lắp đặt nhưng khi hỏng thì phải thay cả tấm.
Tỉ lệ giữa tổng diện tích lỗ mắt ghi và toàn bộ mặt ghi gọi là tỉ lệ mắt ghi,tỉ lệ này thường là 15-30% đối với ghi phẳng.
Ưu điểm :
Thuận lợi thao tác. Cấu trúc đơn giản. Nhược điểm :
o Nhiệt độ trong buồng đốt không ổn định do chất than theo chu kì. o Hệ số dư không khí lớn ,n=1.3-1.7
o Hạn chế việc dùng gió nóng. o Buồng đốt ghi nghiêng:
o Đối với các buồng đốt có công suất nhiệt lớn ,để thuận tiện cho việc cấp than và đánh xỉ,người ta dùng buồng đốt ghi nghiêng.
o Ghi lò gồm 2 phần:ghi nghiêng (3) và ghi phẳng (4).Ghi nghiêng được tạo bởi các thanh ghi bản rộng từ 200-250mm ghép thành bậc 70-100mm,tạo thành mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng ngang 1 góc 35-40 độ.
o Ưu điểm:
o Sự cháy của nhiên liệu xảy ra liên tục và đều đặn nên nhiệt độ ít thay đổi. o Có thể dùng đốt than cỡ nhỏ. o Thao tác dễ dàng hơn. o Thao tác cồng kềnh. o Lắp đặt khó khăn. o Nhược điểm o Buồng đốt cơ khí:
o Đặc điểm nổi bật của loại buồng đốt cơ khí là việc cấp than và tháo xỉ ra ngoài được cơ khí hoá hàn toàn.Trong loại buồng đốt này,than được cấp từ dưới lên nhờ cơ cấu xoắn tải hoặc cấp từ trên xuống bằng khí nén ,bằng cơ cấu quay kiểu cánh gạt
o Trong buồng đốt cơ khí cấp than từ phía trên bằng cánh gạt,người ta dùng cơ cấu tay quay kiểu cánh gạt ,than từ bongke rơi vào buồng cấp được các cánh gạt tung lên mặt ghi .Lượng than cấp được điều chỉnh bởi tốc độ quay cánh gạt.
o Đối với loại buồng đốt cấp than bằng khí nén ,người ta dùng khí nén đẩy than tung lên mặt ghi ,lượng than cấp được điều chỉnh bằng cách thay đổi áp suất khí nén.
o Ưu và nhược điểm:
o Ưu:cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. o Nhược:
o -Kết cấu phức tạp. o -Giá thành cao.
o -Chỉ phù hợp lò công suất lớn.
o Các yếu tố cơ bản để chọn lựa sử dụng buồng đốt nhiên liệu rắn:
o Nếu buồng đốt có công suất nhiệt nhỏ thì nên dùng buồng đốt thủ công,còn nếu công suất nhiệt lớn thì nên dùng buồng đốt cơ khí.
o Nếu than có cỡ cục nhỏ thì nên dùng ghi phẳng hoặc ghi nghiêng khi công suất nhiệt tương đối lớn.Than có cỡ cục trung bình và lớn thì nên dùng buồng đốt ghi thanh.
o Nếu than có hàm lượng chất bốc lớn cần chọn chiều cao buồng đốt lớn.
o Khi diện tích mặt ghi lớn nên chia buồng đốt thành 1 số buồng để thuận tiện thao tác cấp than và đánh xỉ.
o Buồng đốt nhiên liệu bụi:
o Đối với các loại nhiên liệu rắn ,nếu cỡ hạt quá bé ,sử dụng buồng đốt thông thường,thất thoát nhiên liệu lớn(do lọt qua mắt ghi),đồng thời quá trình đốt gặp nhiều khó khăn vì trở lực không khí qua lớp than lớn.Để giải quyết vấn đề trên,người ta chuyển qua đốt bụi. o Khi đốt, than bụi được không khí nén phun vào buồng đốt theo hướng tiếp tuyến với thành
buồng đốt tạo thành dòng xoáy và bị đốt cháy. Lượng không khí đợt 1 dùng để phun bụi than tạo thành hỗn hợp chiếm khoảng 20% lượng không khí cần thiết để đốt nhiên liệu, tốc độ phun khoảng 20 - 25 m/s, không khí còn lại được nung nóng trước đến khoảng 400o C và phun vào lò với tốc độ khoảng 80 - 100 m/s.
Tỉ lệ không khí đợt 1, tuỳ vào loại than, chiếm từ 20 – 50%, tốc độ dòng hỗn hợp khi ra khỏi miệng phun khoảng 20 - 40 m/s. Tốc độ phun của không khí đợt 2 chọn lớn hơn tốc độ dòng hỗn hợp không khí đợt một + bụi than.
Trong trường hợp nung nóng trước không khí, nhiệt độ nung không khí đợt 1 không quá 150oC, nhiệt độ nung không khí đợt 2 không quá 300 – 400oC. Hệ số d- không khí n =1,15 - 1,25 .
Ưu và khuyết điểm:
Ưu:
-Than cháy tốt,ổn định. -Hệ số dư không khí nhỏ. -Sử dụng được than vụn. Nhược:
-Do nhiên liệu là bụi nên sản phẩm cháy sinh nhiều bụi,gây ô nhiễm. Thiết bị đốt nhiên liệu lỏng:
Để đốt nhiên liệu lỏng người ta dùng thiết bị đốt gọi là mỏ phun. Theo áp suất làm việc, các mỏ phun được chia ra:
+ Mỏ phun áp suất thấp: áp suất chất biến bụi nhỏ hơn áp suất tới hạn. + Mỏ phun áp suất cao: áp suất chất biến bụi lớn hơn áp suất tới hạn. Mỏ phun áp suất thấp:
Trong mỏ phun áp suất thấp, chất biến bụi là không khí có áp suất từ 300 – 800 mmH2O, tốc độ chất biến bụi khi ra khỏi miệng phun từ 50 - 80 m/s.
Trên hình trình bày sơ đồ cấu tạo của một số loại mỏ phun áp suất thấp. Trong mỏ phun, dầu phun ra từ ống (1) gặp dòng không khí trong ống (2) bị biến thành bụi dầu cùng với không khí phun ra khỏi miệng phun (4) và đ-ợc đốt cháy.
Không khí vào mỏ phun có áp suất khoảng 500mmH2O, tốc độ từ 70 - 80 m/s. Kiểu mỏ phun này có kết cấu đơn giản nh-ng luôn luôn phải giữ cho mỏ phun làm việc đủ công suất.
Thiết bị đốt nhiên liệu khí:
Theo đặc điểm hoà trộn khí đốt và không khí, ng-ời ta chia mỏ đốt thành: + Mỏ đốt có sự hòa trộn tr-ớc (mỏ đốt tự hút).
+ Mỏ đốt không có sự hòa trộn tr-ớc (mỏ đốt lồng ống).
Trong mỏ đốt có sự hòa trộn tr-ớc, khí đốt và không khí đ-ợc hòa trộn tr-ớc trong mỏ đốt và phun vào buồng lò để thực hiện quá trình cháy.
Trong mỏ đốt không có sự hòa trộn tr-ớc, khí đốt và không khí đ-ợc phun vào buồng lò ch- a đ-ợc hòa trộn, sự hòa trộn chủ yếu xẩy ra trong buồng lò.
Mỏ đốt tự hút:
Theo cấu tạo,mỏ đốt tự hút gồm 2 loại: -Mỏ đốt tự hút 1 ống dẫn.
-Mỏ đốt tự hút 2 ống dẫn. Ưu điểm:
+ Hoà trộn khí đốt và không khí tốt, tạo điều kiện đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu với hệ số d- không khí nhỏ.
+ Không khí ít bị rò rỉ, có thể dùng thiết bị trao đổi nhiệt gốm. Nhược điểm:
+ Phạm vi điều chỉnh công suất hẹp.
+ Khí đốt phải có áp suất lớn, nhiệt độ nung không khí có giới hạn. + Kích th-ớc mỏ đốt lớn.
Mỏ đốt lồng ống:
Mỏ đốt lồng ống đ-ợc dùng nhiều trong các lò đốt khí có nhiệt trị cao, nhất là các lò cần tập trung nhiệt để thực hiện một quá trình công nghệ với số mỏ đốt không nhiều. Theo cấu tạo, mỏ đốt lòng ống đ-ợc chia ra:
+ Mỏ đốt lòng ống thông th-ờng. + Mỏ đốt lồng ống có dòng xoáy.
Ưu điểm:
+ Phạm vi điều chỉnh công suất rộng. + Kích th-ớc nhỏ gọn.
+ Có thể làm việc với khí đốt và không khí nung nóng tr-ớc có nhiệt độ cao. + Ngọn lửa kéo dài và vùng nhiệt độ cao cách xa miệng mỏ đốt và tường lò. Nhược điểm:
+ Hệ số tiêu hao không khí lớn, làm giảm nhiệt độ cháy của nhiên liệu và tăng hàm l-ợng ni tơ trong sản vật cháy.
+ Phải có cơ cấu điều chỉnh tỉ lệ khí đốt và không khí.
• + Tổn hao không khí trên đ-ờng dẫn lớn.
• • • • • • • • • • •
•
• • • •
• • • • • • •
•