I.KHÁI QUÁT VỀ LÒ HƠI:
Là thiết bị sinh hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao cung cấp cho các qui trình công nghiệp như trong nhà máy dệt, nhà máy đường, hóa chất; cung cấp hơi cho tuabin; cấp hơi cho các động cơ hơi nước.
Cấu tạo chính gồm: buồng lửa, bao hơi, bộ hâm nước cấp, bộ quá nhiệt. II.Vai trò hệ thống nước cấp:
Môi chất làm việc của lò hơi là nước, do đó việc cấp nước hợp lý cho lò hơi là rất quan trong.
Nhu cầu sử dụng nguồn hơi từ lò hơi luôn luôn thay đổi theo thời gian trong ngày. Do đó khi làm việc, lò hơi phải có khả năng thay đổi tải làm việc phù hợp với yêu cầu. Hệ thống cấp nước cho lò hơi sẽ đóng một vai trò quan trọng để thực hiện nhiêm vụ này.
. Bể lắng
Loại bỏ chất rắn lơ lửng: Gồm các chất không hoà tan trong nước. Thường gồm các chất như bùn, bã, đất sét, chất hữu cơ hay thể vi mô. Chất lơ lửng cũng có thể là sản phẩm của quá trình ăn mòn hay nguồn nước đã qua lọc nhưng lọc không đúng cách. Các chất rắn lơ lửng có thể gây ra trầm lắng trong tất cả các hệ thống.
Loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước. bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý.
Nước sau khi đi qua bể lắng sẽ được lấy đi các hạt cặn lớn, sau đó đi tới bộ phận lọc nước để tiếp tục loại bỏ những cặn nhỏ hơn.
Với những phương pháp lọc khác nhau thì kích thước cặn sau khi ra khỏi bộ phận lọc sẽ khác nhau.
Các phương pháp lọc nước thường dùng là: lọc bằng bể cát, dùng than hoạt tinh, dùng màng thẩm thấm…
Nước sau khi đi qua bể lắng sẽ được lấy đi các hạt cặn lớn, sau đó đi tới bộ phận lọc nước để tiếp tục loại bỏ những cặn nhỏ hơn.
Với những phương pháp lọc khác nhau thì kích thước cặn sau khi ra khỏi bộ phận lọc sẽ khác nhau.
Các phương pháp lọc nước thường dùng là: lọc bằng bể cát, dùng than hoạt tinh, dùng màng thẩm thấm…
Bình làm mềm nước:
Nước thiên nhiên có hòa tan những tạp chất, đặc biệt là các loại muối canxi và magiê và một số muối cứng khác. Trong quá trình làm việc của lò hơi, khi nước sôi và bốc hơi, các muối này sẽ tách ra ở pha cứng dưới dạng bùn hoặc cáu tinh thể bám vào vách ống của lò hơi. Các cáu và bùn này có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, thấp hơn so với kim loại hàng trăm lần, do đó khi bám vào vách ống sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt từ khói đến môi chất trong ống, làm cho môi chất nhận nhiệt ít hơn và tổn thất nhiệt do khói thải cũng tăng lên, hiệu suất lò giảm xuống, lượng tiêu hao nhiên liệu của lò tăng lên.
Khi cáu bám trên các ống sinh hơi, các ống của bộ quá nhiệt sẽ làm tăng nhiệt độ của vách ống lên quá mức cho phép có thể làm nỗ ống.
Khi cáu bám lên vách ống sẽ tăng tốc độ ăn mòn kim loại ống, gây ra hiện tượng ăn mòn cục bộ.
Vì vậy cần làm mềm nước trước khi cấp vào lò hơi.
Nguyên Lý:Phương pháp xử lý nước bằng trao đổi cation:
Nguyên lý của phương pháp này là thực hiện quá trình trao đổi giữa các cation của tạp chất hòa tan trong nước, có khả năng sinh cáu trong lò với các cation của hạt cationit, để tạo nên những vật chất mới tan ỏ trong nước nhưng không tạo thành cáu ở trong lò. Cationit là những hạt nhựa tổng hợp có gốc R ngậm các cation, không tan trong nước. Như vậy các cation dễ đóng cáu cặn được giữ lại, còn các cation dễ hoà tan thì đi theo nước cấp vào lò. 5. Bình chứa nước muối:
Công dụng:
Để hoàn nguyên Cationit natri, người ta dùng dung dịch muối NaCl có nồng độ 6-8%; đối với kationit hydro người ta dụng dung dịch acid H2SO4 hoặc HCl có nồng độ 1-1,5%.Trong phần này ta dùng dung dịch nước muối NaCl.
Mục đích của thiết bị này để tách không khí và các chất khí không hòa tan trong nước
cấp.
Thông thường,ôxy không hòa tan trong nước cấp sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn mòn nghiêm trọng trong hệ thống hơi và hình thành lên hiện tượng rỉ sét lên bề mặt bên trong của ống. Nó cũng kết hợp với CO2 để hình thành các acidcácboníc, axít này sẽ là nguyên nhân ăn mòn.
Hơi cấp cho bộ khử khí
Thiết bị khử khí dùng luồng hơi nước áp suất thấp để đẩy không khí có lẫn tạp chất ra ngoài, nguồn hơi này được lấy từ hệ thống hơi trích của thiết bị trao đổi nhiệt.
8.Bình Chứa hóa chất khử Oxy:
Hóa chất làm sạch ôxi được bổ sung thường xuyên vào nước cấp đã được khử khí để tách nốt phần ôxy đi theo nước cấp mà qua bình khử khí không khử được lượng ôxy này. Hầu hết hóa chất được dùng làm sạch ôxy là NátriSunphua (Na2SO3). Hóa chất này rất nhạy cảm để tác dụng với ôxy để tạo thành NátriSunphát (Na2SO4).
Trong các nhà máy nhiệt điện người ta dùng rộng rãi Hydrazine (N2H4) và Acmonia (NH3) để làm sạch ôxy trong nước cấp.
9.Bộ Xử Lý:
Dùng để điều chỉnh lượng pH vì khi pH thấp và trong nước có nhiều oxy hòa tan có thể làm tăng cường khả năng ăn mòn điện hóa thân lò gây nổ lò
Độ pH = 7,1 là độ pH tiêu chuẩn của nước cấp vào lò hơi.
Bộ phận này sẽ đo kiểm lượng pH và điều chỉnh pH bằng Na3PO4 Lúc này nước đã được xử lý đạt tiêu chuẩn để cấp cho lò hơi. Nước cấp sẽ được cấp cho lò hơi thông qua bơm cấp nước chính.
10.Bộ hâm nước:
Tận dụng nhiệt của khói thải để gia nhiệt cho nước gần đến nhiệt độ sôi, đôi khi có thể cho bốc hơi mấy phần trăm, như vậy giảm được tổn thất do khói thải co dãn đột ngột, tạo ra ứng suất nhiệt.
Ngoài ra còn giảm được kim loại quý chế tạo bề mặt sinh hơi vì bộ hâm nước đặt ở vùng nhiệt độ thấp, không cần kim loại tốt có khi có thể chế tạo bằng gang.
Tận dụng nhiệt của khói thải để gia nhiệt cho nước gần đến nhiệt độ sôi, đôi khi có thể cho bốc hơi mấy phần trăm, như vậy giảm được tổn thất do khói thải co dãn đột ngột, tạo ra ứng suất nhiệt.
Ngoài ra còn giảm được kim loại quý chế tạo bề mặt sinh hơi vì bộ hâm nước đặt ở vùng nhiệt độ thấp, không cần kim loại tốt có khi có thể chế tạo bằng gang.
Tận dụng nhiệt của khói thải để gia nhiệt cho nước gần đến nhiệt độ sôi, đôi khi có thể cho bốc hơi mấy phần trăm, như vậy giảm được tổn thất do khói thải co dãn đột ngột, tạo ra ứng suất nhiệt.
Ngoài ra còn giảm được kim loại quý chế tạo bề mặt sinh hơi vì bộ hâm nước đặt ở vùng nhiệt độ thấp, không cần kim loại tốt có khi có thể chế tạo bằng gang.