12.BỘ TRAO ĐỔI NHIỆT:

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng khói thải đến hiệu suất lò hơi.doc (Trang 36 - 38)

Để tăng hiệu suất sử dụng hơi, người ta thường kết hợp nhiều thiết bị sử dụng hơi trong một chu trình của hơi trước khi đưa hơi đến bình ngưng. Như là kết hợp nhiều tuabin, tuabin và đun nấu, tuabin và làm lạnh hấp thụ…

Sau khi sinh công ở thiết bị trao đổi nhiệt, hơi nước được thu lại ở bình ngưng và được bơm trở lại bình khử khí.

Bơm lỏng ngưng (condensate pump): bơm lượng nước ngưng tụ sau bình ngưng (condenser )

vào bình khử khí ( deaearator).  13.Bình ngưng:

 Hơi nước sau khi sinh công có áp suất và nhiệt độ thấp hơn, để tận dụng lượng nước đã được xử lý này, ta ngưng tụ hơi thành nước rồi cấp lại cho lò hơi.

 Việc ngưng tụ được thực hiện bằng cách giải nhiệt cho hơi, thường là giải nhiệt bằng nước.  Nhằm tận dụng tối đa lượng nhiệt, ta thường dùng hơi sau khi sinh công gia nhiệt cho nước

trước khi cấp vào lò hơi.

Van chính ( Stop valve ): ngưng nguồn cung cấp hơi hay nước trong các trường hợp khẩn

cấp.

 Các van loại này:

van tiết lưu ( meter or throttle valve): đặt trước máy bơm tại bình nước muối. Mục đích

điều chỉnh lượng nước cấp vào cho bình làm mềm nước.  V.CƠ CHẾ CẤP NƯỚC TỰ ĐỘNG:

 Việc kiểm tra mức nước trong lò rất quan trọng. Mức nước trong lò quá cạn hoặc quá đầy đều gây nguy hiểm cho quá trình hoạt động. Vì vậy cần phải có 1 cơ chế để có thể kiểm soát việc cấp nước tự động cho lò hơi.

 Cơ cấu này hoạt động theo cơ chế:

Cơ cấu nhận tín hiệu: là các đầu đo mực nước, đầu đo áp suất, đầu đo lưu lượng, phao.

Cơ cấu điều khiển: tùy theo số lượng tín hiệu đưa vào mà ta có bộ điều khiển tương ứng.

 Nếu tín hiệu đưa vào chỉ có mực nước trong các bể chứa thì ta có bộ điều khiển mực nước 1 phần tử.

 Nếu tín hiệu đưa vào có thêm tín hiệu lưu lượng nước cấp và tín hiệu lưu lượng hơi để đưa về bộ điều khiển thì ta có hệ thống điều khiển mức nước 3 phần tử. Dĩ nhiên 3 phần tử sẽ cho mức nước lò hơi ổn định hơn.

Cơ cấu tác động: bơm

Chúng ta sẽ tham khảo 1 cơ chế cấp nước tự động đơn giản với bộ điều khiển 1 phần tử và tín hiệu vào là mực nước trong các bể chứa nước.

Khi điện cực E1 không tiếp xúc với chất lỏng dẫn điện, mạch điện hở và không có dòng điện giữa điện cực E1 và E3. Do đó, rơ le X không hoạt động. Các tiếp điểm thường đóng của rơ le X vẫn đóng (vị trí b ở hình vẽ). Tuy nhiên, khi chất lỏng chảy vào bể ngập điện cực E1, mạch điện đóng lại. Rơ le X hoạt động và các thiết bị điện được nối với tiếp điểm thường mở (vị trí a ở hình vẽ) của rơ le bắt đầu hoạt động.

Bơm thường được nối thông qua một contactor, tới các điềm đầu ra của bộ điều khiển. Bộ điều khiển tự động chạy máy bơm, để điều khiển mức chất lỏng trong thùng.

Tuy nhiên trong thực tế, chỉ với 2 điện cực, gợn sóng trên bề mặt chất lỏng làm cho bộ điều khiển khởi động bất thường làm ngắn tuổi thọ của máy bơm (và các thiết bị khác). Giải quyết vấn đề này bằng cách cho thêm một điện cực khác đẻ tạo một mạch tự giữ. Điện cực thêm vào, E2, được nối song song với E1, như hình dưới đây:

 Hoạt động đơn giản vậy nhưng các ứng dụng của điều khiển mức rất phong phú. Bộ 61F không chỉ có điều khiển mức chất lỏng mà còn dùng cho các ứng dụng như phát hiện rò rỉ, phân biệt kích cỡ vật thể và nhiều bài toán khác

SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN LÒ HƠI

• Là thiết bị dùng để sinh hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao nhằm phục vụ cho 1 quy trình công nghệ nào đó.

• Trong nhà máy nhiệt điện, lò hơi là thiết bị chính sinh hơi để quay tuabin phát điện. Cấu tạo chính gồm: buồng lửa, bao hơi, bộ hâm nước cấp, bộ quá nhiệt

Một số lò hơi thông dụng:

• Lò hơi ống lò:

• Với loại lò hơi này, khí nóng đi qua các ống và nước cấp cho lò hơi ở phía trên sẽ được chuyển thành hơi. Lò hơi ống lửa thường được sử dụng với công suất hơi tương đối thấp cho đến áp suất hơi trung bình.

• Lò hơi ống lò ống lửa:

• Ở lò hơi ống nước, nước cấp qua các ống đi vào tang lò hơi. Nước được đun nóng bằng khí cháy và chuyển thành hơi ở khu vực đọng hơi trên tang lò hơi. Lò hơi dạng này được lựa chọn khi nhu cầu hơi cao đối với nhà máy phát điện.

• Lò hơi trọn bộ:

• Loại lò hơi này có tên gọi như vậy vì nó là một hệ thống trọn bộ. Khi được lắp đặt tại nhà máy, hệ thống này chỉ cần hơi, ống nước, cung cấp nhiên liệu và nối điện để có thể đi vào hoạt động. Lò hơi trọn bộ thường có dạng vỏ sò với các ống lửa được thiết kế sao cho đạt được tốc độ truyền nhiệt bức xạ và đối lưu cao nhất.

II. Vai trò của hệ thống mạch điện.

- Phát ra tín hiệu số để điều khiển quá trình hoạt động của hệ thống lò hơi.

- Sử dụng các thiết bị cảm biến được lắp đặt trong hệ thống lò hơi để đưa tín hiệu đến bô điều khiển. Tại đó tín hiệu sẽ được xử lý và xuất ra lệnh điều khiển đi đến các thiết bị điện tử nhằm đảm bảo cho lò hơi hoạt động an toàn.

Thiết bị điện an toàn Mạch điện điều khiển

Thiết bị cảm biến

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng khói thải đến hiệu suất lò hơi.doc (Trang 36 - 38)