Kiến nghị một số giải pháp về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay (Trang 32 - 43)

Nhà nước ta cần bổ sung hoàn thiện hơn nữa về chính sách xuất khẩu lao động nói chung cũng như với khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt chú trọng xây dựng chiến lược lâu dài về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động có phạm vi hoạt động rất rộng, liên quan đến nhiều tổ chức và đặc biệt có quan hệ quốc tế rộng lớn. Vì vậy để tăng cường, nâng cao tính pháp lý của công tác này về lâu dài, Quốc hội và các cơ quan liên quan nên sớm nghiên cứu ban hành Luật xuất khẩu lao động. Đồng thời với riêng khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á, vẫn còn một số văn bản pháp quy mà nội dung quy định trong đó còn chưa thực sự chặt chẽ như những quy định về tài chính trong hoạt động xuất khẩu lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nên ra thêm quy định cụ thể về mức thu nhập ròng (thu nhập sau khi trừ hết các chi phí hợp lệ) tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc trên từng thị trường trong khu vực để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Đặc biệt, chính phủ ta cần xem xét đề ra càng sớm càng tốt một chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt dộng xuất khẩu lao động mang tính lâu dài, có quy mô tương xứng với chiến lược xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách về bảo hiểm xã hội với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Bảo hiểm xã hội với người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho đến hiện nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp. Đến 80% lao động xuất khẩu của ta và 90% lao động Việt Nam sang thị trường các nước Đông và Đông Nam Á chưa hề được tham gia bảo hiểm xã hội. Một số lao động đã từng làm trong cơ sở sản xuất, dịch vụ trong nước trước khi đi có tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng trong quá trình đi lao động xuất khẩu thì không thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội nữa. Bảo hiểm xã hội vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ đối với mọi người lao động. Người lao động ta đi làm việc ở nước ngoài đương nhiên cũng có quyền lợi và nghĩa vụ đó. Đặc biệt khi thời gian tới bảo hiểm thất nghiệp được đưa vào áp dụng trong hệ thống bảo hiểm xã hội vì nguy cơ thất nghiệp đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài tuy không cao nhưng nếu xảy ra thì thiệt hại đối với người lao động sẽ là rất lớn do họ còn phải chịu cả một khoản chi phí lớn trước khi đi mà không dễ gì đòi dền bù lại được. Do vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách về bảo hiểm xã hội với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tiến hành bình xét phân loại để có chế độ khen thưởng, nêu gương với các doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệu quả đồng thời xử lý thích đáng các doanh nghiệp vi phạm hay hoạt động kém hiệu quả.

Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hết sức phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực. Công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần được đẩy mạnh hơn nữa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mà cơ quan chức năng trực tiếp là Cục Quản lý lao động với nước ngoài, bên cạnh việc khuyến khích ý thức tự giác chấp hành chính sách pháp luật của từng doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nên tổ chức thường xuyên hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra về mọi mặt : tài chính, đào tạo, hành chính... của các doanh nghiệp này. Kết quả kiểm tra phải được xử lý công bằng theo đúng quy định, từ đó tiến hành bình xét phân loại để có chế độ nêu gương khen thưởng cũng như xử phạt thích đáng với từng doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đầu tư về vật chất cũng như tăng cường mọi mặt đội ngũ cán bộ cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Muốn mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động nước ta thì điều cần thiết phải làm là chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực làm nền tảng cho xuất khẩu lao động. Nền tảng này trước hết thể hiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và quản lý tại các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động. Thời gian trước đây có một thực trạng là tại các cơ quan này cơ sở vật chất cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ còn chưa tương xứng với vai trò của mình, chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đây là việc mà Nhà nước ta cần quan tâm chấn chỉnh, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ vì họ chính là hạt nhân trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta. Cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý và tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt.

Xây dựng các chiến lược dài hơi về đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường xuất khẩu lao động, xây dựng các Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có quy mô lớn, hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao.

Chất lượng lao động Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động, còn rất nhiều lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao mà chúng ta đành phải ngậm ngùi bỏ qua dù nhu cầu trên thị trường là rất lớn... Thực trạng trên bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa có được một chiến lược dài hơi về đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường xuất khẩu lao động, chưa có được một hệ thống Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại và đội ngũ giáo viên có trình độ về khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Vấn đề này cần được Nhà nước quan tâm khắc phục và khắc phục càng sớm càng tốt. Tất nhiên, việc đầu tư xây dựng một hệ thống Trung tâm đào tạo như vậy sẽ cần tới một khoản kinh phí rất lớn nhưng đó thực sự là khoản đầu tư thiết thực, cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng cũng như vì lợi ích của cả nền kinh tế nói chung.

Thành lập bộ phận tư vấn, chuyên cung cấp thông tin về các thị trường đang hoặc có khả năng tiếp nhận lao động VN, đặc biệt với khu vực thị trường tập trung đông lao động của ta như các nước Đông và Đông Nam Á.

Một khó khăn chung với hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay là tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động, cả thị trường đang khai thác và những thị trường tiềm năng. Cục Quản lý lao động với nước ngoài nên xem xét thành lập một bộ phận tư vấn, chuyên cung cấp thông tin về các thị trường này, đặc biệt là ở những khu vực thị trường có tầm quan trọng đặc biệt như Đông và Đông Nam Á. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm hiểu và cung cấp các thông tin về những chính sách mới nhất, tình hình, nhu cầu lao động trên thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài; các chủ trương của Nhà nước ta với từng thị trường và thậm chí có thể giữ vai trò làm cầu nối giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có dịp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính và nhân lực để tiến hành các hoạt động khảo sát, thăm dò, tìm đối tác ở thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài.

Thành lập bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hai thị trường này là những nơi mà yêu cầu về công tác quản lý hết sức cấp bách song chưa hề có cơ quan đại diện chuyên trách quản lý của Chính phủ ta đóng tại đây.Tỷ lệ phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp của tu nghiệp sinh Việt Nam ở đây rất cao. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự thiếu sâu sát trong công tác quản lý tu nghiệp sinh tại hai thị trường trên của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nói riêng cũng như của các cấp ngành chức năng thuộc Chính phủ ta nói chung. Gần như ta đã giao phó toàn bộ công việc này cho chủ sử dụng và chính quyền nước bạn. Việc thành lập một bộ phận đại diện chuyên trách quản lý tu nghiệp sinh của chính phủ ta tại Nhật Bản và Hàn Quốc vào thời điểm hiện nay là một động thái tuy muộn nhưng thực sự cần thiết.

Tăng cường các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu lao động trên từng thị trường, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành chức năng thực hiện.

Nhà nước ta cần tăng cường và thể chế hoá hơn nữa các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu lao động. Đầu tiên là các chính sách về cơ chế cho vay tín dụng cần thông thoáng hơn nữa, các thủ tục xin vay vốn cần được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động. Nghiên cứu để thay thế cho vay thế chấp toàn bộ bằng cho vay thế chấp một phần hoặc tín chấp.Công việc này cần có chỉ thị cụ thể cho ngành ngân hàng nước ta. Thủ tục và thời gian cấp các giấy tờ cần thiết cho người lao động cũng cần được rút ngắn lại. Về việc đó phải có quy định cụ thể cho các cơ quan hành chính cấp giấy tờ và nhận thực. Ngoài ra, Nhà nước có thể yêu cầu các ngành có liên quan khác như thuế, hàng không, hải quan tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu bằng cách cung cấp các dịch vụ với mức giá ưu đãi, ưu tiên trong việc xếp chuyến bay..., ra chỉ thị cho Bộ Văn hoá – Thông tin thực hiện tốt các hoạt động văn hoá tinh thần phục vụ lao động ta ở nước ngoài v.v..

Thực hiện xã hội hoá hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức nhân dân vào việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động.

Cần thu hút hơn nữa sự quan tâm của các cấp các ngành và mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động xuất khẩu lao động, khiến mọi người đều nhận

thức được tầm quan trọng của hoạt động này trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta. Cần làm cho các đối tượng lao động có cách nhìn nhận đúng về việc đi xuất khẩu lao động là việc đi kiếm tiền bằng lao động chân chính của mình ở nước ngoài, không có thái độ bài xích và cũng không coi đó là cơ hội để "đi tìm thiên đường" nơi ngoại quốc.

Muốn làm tốt được công tác xã hội hoá hoạt động xuất khẩu lao động, Nhà nước cần có chính sách chỉ đạo để tăng cường sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức nhân dân như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... của các địa phương vào việc thúc đẩy hoạt đông xuất khẩu lao động. Ví dụ như : định hướng để các đoàn thể, tổ chức này tổ chức các cuộc toạ đàm, tìm hiểu về xuất khẩu lao động và các chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước ta; đứng ra bảo lãnh để người lao động vay vốn trang trải chi phí trước khi đi...

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao ở tầm vĩ mô nhằm tiếp cận những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mới.

Hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta không thể chỉ dừng lại ở những thị trường đã khai thác hiện nay mà muốn phát triển chúng ta cần tìm kiếm thêm nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới. Hiện nay trên thế giới nói chung và trong khu vực Đông và Đông Nam Á nói riêng còn rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mà chúng ta chưa đặt chân lên được. Nhà nước ta cần xúc tiến các nỗ lực ngoại giao cần thiết để bước đầu tiếp cận, khai phá các thị trường này; đặt nền móng về mặt pháp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta tiến hành các bước tiếp theo nhằm khai thác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại đây.

III. Các giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Vì đây là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam. Do đó đứng về phía Nhà nước, cần phải có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển phù hợp và tương xứng với vai trò của nó. Trước hết, cần phải chú trọng tới một số vấn đề sau:

- Tích cực đầu tư đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục, nâng cao trình độ, năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất chuyên môn tốt, đáp ứng nhiệm vụ mở rộng thị trường và quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia của doanh nghiệp.

- Tự chủ động nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký Kết hợp đồng với nước ngoài theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu vực.

- Tổ chức tuyển chọn trực tiếp đúng người, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn...

- Cương quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao động.

- Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh nghiệp cần phải phối kết hợp với các chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể, các ban ngành ở cơ sở, để tuyển chọn được những lao động có phẩm chất đạo đức tốt. Ưu tiên các đối tượng con em, gia đình chính sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn, góp phần ổn định thường xuyên nguồn cung cấp lao động cho công tác xuất khẩu không bị gián đoạn do thiếu nguồn.

- Chú trọng tới việc đầu tư, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước lúc đi theo đúng nội dung, chương trình mà nhà nước đã quy định.

- Tổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi, đồng thời phải tăng cường quản lý và xử lý kịp thời các vướng mắc, chanh chấp lao động trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng và chế độ thông tin báo cáo…

IV. Các giải pháp đối với công tác đào tạo xuất khẩu lao động

Ở nước ta hiện nay, nguồn lao động thì nhiều nhưng đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe,…còn hạn chế. Do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo lao động xuất khẩu để đáp ứng cho thị trường.

Và công tác đào tạo nguồn lao động được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến vấn đề này. Nếu thực hiện không tốt công tác này, người lao động

sẽ không đủ khả năng, trình độ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và từ đó có thể dẫn đến việc không hoàn thành tốt trách nhiệm đề ra, gây thiệt hại, vi phạm hợp đồng… ảnh hưởng xấu đến uy tín, lợi ích của doanh nghiệp và xa hơn nữa là chiến lược xuất khẩu lao động của Nhà nước.

Do đó cần có sự quản lý, hướng dẫn chặt chẽ của Nhà nước cho doanh

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w