Thị trường Malaysia:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

I. Xác định và phân tích thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam

3.Thị trường Malaysia:

Malaysia là nước nhập khẩu lao động hàng đầu châu Á với hơn 2 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Việt Nam, chiếm 20% lực lượng lao động nước này.

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động sang Malaysia đầu năm 1992, tính đến nay đã có hơn 100.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia. Thị trường Malaysia là một thị trường dễ tính, cần nhiều lao động phổ thông,

không cần tay nghề cao. Các ngành chủ yếu là điện, điện tử, dệt may, dịch vụ… Vì là thị trường dễ tính, không đòi hỏi tay nghề nên thu nhập của người lao động cũng không cao, trung bình từ 3- 7 triệu đồng/tháng trong điều kiện làm việc hết sức vất vả.

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc không hay cho người lao động tại Malaysia như xô xát với chủ, lao động bị trả về trước thời hạn do bị sa thải, lao động quá vất vả….

Đầu năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp Malaysia sa thải hàng loạt công nhân, đồng thời Chính phủ Malaysia ban hành lệnh cấm tuyển lao động nước ngoài để ưu tiên việc làm cho người dân trong nước. Điều này khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu lao độngViệt nam sang Malaysia lao đao. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, thị trường này đã ấm trở lại. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng đến làm việc. Số liệu thống kê của cơ quan này cho biết, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại Malaysia.

Tuy nhiên, theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2009, cả nước đưa được 75.000 lao động đi làm việc nước ngoài, đạt 83% kế hoạch. Trong đó, Malaysia thị trường “vàng” xuất khẩu lao động của Việt Nam một thời chỉ đưa được chưa đến 3.000 lao động.Ngoài nguyên nhân do khủng hoảng tài chính khiến thị trường lao động bị thu hẹp, còn nguyên nhân nữa khiến lao động đưa đi Malaysia sụt giảm nghiên trọng vẫn là tâm lý của người lao động đó là chê thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn coi Malaysia là thị trường trọng điểm năm 2010.

Năm 2010, kinh tế Malaysia đang từng bước phục hồi, nhu cầu tiếp nhận lao động cũng được tăng lên đáng kể. Chính phủ Malaysia đã thành lập một tổ công tác đặc biệt khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực (điện, điện tử, cơ khí, dệt may và chế biến thủy sản) và các hiệp hội sản xuất đã yêu cầu Chính phủ xem xét nhu cầu thực tế của các ngành này trong việc tiếp nhận lao động.

Sau thời gian đình trệ vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường lao động Malaysia đã có dấu hiệu hồi phục với bằng chứng là nhiều doanh

nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng của phía Malaysia.

Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu thống kê[7] của Bộ lao động thương binh và xã hội, Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc nước ngoài (vượt chỉ tiêu đề ra 85.000 trong năm 2010). Trong đó, thị trường Malaysia là 11.741 lao động tăng gấp 4 lần so với năm 2009.

Hiện có khoảng 28.000 chỗ làm đang chờ lực lượng lao động nước ngoài. Đây vẫn là thị trường lớn của lao động xuất khẩu Việt Nam.

Một số con số về số lượng lao động năm 2012 tại các thị trường: Đài Loan 30.533, Hàn Quốc 9.228, Nhật Bản 8.775, Lào 6.195, Malaysia 9.298, Campuchia 5.215 lao động.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)