Mở rộng các thị trường mới:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)

I. Xác định và phân tích thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam

B.Mở rộng các thị trường mới:

1. Khu vực thị trường Trung Đông

Tiềm năng

Trung Đông là khu vực gồm phần lớn các nước có nhiều tài nguyên dầu mỏ, dân số ít nên là một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới, thường xuyên có khoảng 9 -10 triệu lao động ngoại quốc làm việc tại các thị trường này) với các ngành nghề đa dạng : xây dựng, dầu khí, cơ khí, dệt may, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành.

Mặt bằng thu nhập của lao động nước ngoài tại khu vực Trung Đông đúng là không cao như Hàn Quốc, Nhật Bản; nhưng không thấp so với các nước khác.

Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Thanh Hoà cho biết các nước thuộc khu vực Trung Đông như Saudi Arabia, Kuwait và Qata sẽ là thị trường xuất khẩu lao động triển vọng của Việt Nam.

Theo ông Hoà, tại các cuộc làm việc ở cấp Bộ trưởng cũng như ở các doanh nghiệp của các nước Trung Đông mà đoàn đến khảo sát, phía bạn đều bày tỏ nhu cầu rất cần sử dụng lao động Việt Nam với một số lượng không hạn chế và càng sớm càng tốt.

Xây dựng, y tế và dịch vụ là những lĩnh vực thị trường Trung Đông đang cần. Ngoài ra, các nước Trung Đông còn cần các chuyên gia quản lý dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục có trình độ tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc.

Nhìn chung, thị trường Trung Đông có ưu thế việc làm nhiều, thu nhập cao hơn thị trường Malaysia. Chẳng hạn tại Ả rập Xêút, hiện đã có khoảng 2.000 lao động Việt Nam đang làm việc, lương cơ bản của lao động cơ khí đóng tàu khoảng 500 USD/người/tháng.

Còn lương cơ bản của lao động xây dựng từ 200 - 250 USD/người/tháng. Với mức lương này, Cục Quản lý lao động ngoài nước xác định đây là thị trường tiềm năng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp.

Tình hình chung

Giai đoạn 1980- 1990: đã đưa 18.000 lao đông Việt Nam sang Trung Đông làm việc, chủ yếu là sang Iraq.

Giai đoạn 1991-2001: Việt Nam xuất khẩu công nhân xây dựng sang một số nước Trung Đông (chủ yếu là Iraq), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait. Tổng số lao động ta đã đưa sang thị trường Trung Đông từ năm 1991 – 2001 là 2.927 người

Giai đoạn 2002-2005: do tính chất về kinh tế, chính trị, xã hội mà thị trường Trung Đông không tiếp nhận thêm một lao động nào ở nước ta.

Giai đoạn 2005- nay: thị trường Trung Đông cũng bắt đầu phục hồi và đang có nhu cầu tiếp nhận số lượng lao động lớn.

Khó khăn

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều không chủ động được

nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu và thời hạn tiếp nhận của chủ sử dụng, trong khi chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật các trường nghề của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nguồn lao động xã hội, còn yếu kém về nhiều mặt. Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ thủ tục cho người lao động còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn thiếu nhiều thông tin về

việc làm, đối tác ở khu vực này, mặt khác ta chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc thích hợp với lao động Việt Nam.

Thứ ba, các chủ nhà máy, công trường và chủ thuê các nước Trung Đông

sử dụng lao động nước ngoài từ vài chục năm qua, họ đòi hỏi rất cao về sức khoẻ, tay nghề, kỷ luật làm việc, về cách ứng xử trong quan hệ chủ - thợ nhưng lại chưa quen sử dụng lao động Việt Nam.

Thứ tư, về mặt tín ngưỡng và tập quán, khu vực này đều theo đạo Hồi, mọi

luật lệ xã hội đều rất nghiêm khắc; sinh hoạt, ăn uống cũng khác với tập quán của nhiều nước. Bên cạnh đó khí hậu khu vực Trung Đông lại rất nóng... Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích nghi, mới tránh được rủi ro cho chính họ và doanh nghiệp.

Hiện nay chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm: Ảrập Xêút, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất - UAE đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%.

Định hướng phát triển

Trong mấy chục năm qua, nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên đều coi Trung Đông là thị trường trọng điểm và có sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm giữ thị phần. Chính vì vậy, để tạo được vị trí vững chắc trên thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp với đối tác môi giới lao động tổ chức khảo sát cụ thể tại các nhà máy, công trường của các nước tiếp nhận lao động. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ từng loại nghề và công việc, điều kiện tiếp nhận lao động. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, doanh nghiệp không nên ký hợp đồng khi chưa khảo sát nắm vững thực tế (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng). Bên cạnh đó, cố gắng tìm được chủ sử dụng lao động là người đến từ các quốc gia và khu vực khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ... Kinh nghiệm cho thấy họ có thái độ ứng xử tôn trọng hơn với người lao động nước ngoài. Thông báo tuyển lao động cần ghi cụ thể về công việc, mức lương cơ bản (không ghi mức thu nhập chung chung cộng cả tiền làm thêm giờ). Ghi rõ những khoản được hỗ trợ, các khoản chi phí của người lao

động trước khi đi. Đối với các hợp đồng cung ứng lao động có nghề (lao động kỹ thuật), doanh nghiệp nhất thiết phải tuyển lao động biết nghề và tổ chức huấn luyện, bổ túc thêm nghiệp vụ kỹ thuật sát với việc làm ở ngoài nước để tránh rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động như: bị chủ chuyển chỗ làm việc, hạ bậc lương hoặc đưa về nước. Trường hợp không tuyển chọn đủ số lượng lao động kỹ thuật theo hợp đồng đã ký, doanh nghiệp nên liên kết, phối hợp với các đơn vị khác để cung ứng đủ số lượng lao động, đảm bảo uy tín và hương hiệu với đối tác, tránh tình trạng bị huỷ hợp đồng. Cùng đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tổ chức hội thảo tìm giải pháp và kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, nâng cao thị phần lao động Việt Nam ở khu vực Trung Đông một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời nhanh chóng thiết lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam ở khu vực này. Cục Quản lý lao động ngoài nước nên chủ trì tổ chức các đợt khảo sát thị trường, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng tham gia để doanh nghiệp có đủ căn cứ đẩy nhanh hoạt động cung ứng lao động sang khu vực Trung Đông. Theo Đề án mở thị trường Trung Đông đang được chuẩn bị để trình Chính phủ, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tham gia thị trường này thông qua việc thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động, hiệu quả tốt và xúc tiến thành lập các văn phòng đại diện tại khu vực này để làm công tác quản lý, thẩm định hợp đồng và giải quyết những vướng mắc phát sinh.

2.

Khu vực thị trường Châu Phi

Tình hình chung và tiềm năng phát triển

Điều bất ngờ ở thị trường nghèo nhất thế giới này là người lao động có mức thu nhập không thua thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản với mức 400-1.000 USD/tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khẳng định, số lao động Việt Nam ở Angola hiện nay phải lên đến khoảng 40.000 người. Trong đó khoảng 90% làm việc trong lĩnh vực xây dựng.Số còn lại làm điện tử và nông nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Ngọc, cán bộ Công ty xuất khẩu lao động Vinaconex mex, cho biết hiện có 100 lao động của công ty đang làm việc trên công trường

xây dựng ở Algeria. Đây là số lao động trong tổng số 700 người mà Vinaconex mex cung cấp cho nhà thầu Nhật Bản khi nhà thầu này trúng thầu tại Algeria.

Lao động mà công ty cung cấp cho nhà thầu gồm lao động phổ thông và đốc công, kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. “Công việc xây dựng tuy hơi nặng nhọc nhưng bù lại lao động có thu nhập khá cao, lao động phổ thông làm 10 giờ/ngày có thể đạt mức 400-800 USD/tháng/người, riêng đốc công, kỹ sư có thể từ 1.000 USD/tháng trở lên” - ông Ngọc cho biết. Ngoài ra các chế độ như bảo hiểm xã hội, ăn ở, đi lại đều được nhà thầu lo trọn gói, khi về nước còn được cung cấp vé máy bay. Chi phí của lao động để làm các thủ tục khoảng 1.000 USD/người.

Còn Công ty Cavico CMS cho biết lúc cao điểm công ty đã đưa khoảng 600 lao động sang Algeria làm việc khi họ trúng thầu công trình xây dựng đường hầm. Mức thu nhập của công nhân lao động tại công trình này đạt 8-12 triệu đồng/người, đốc công và kỹ sư 15-40 triệu đồng/người/tháng tùy từng công việc và vị trí. Ông Phạm Thanh Tùng, nhân viên Cavico, cho biết lao động sang làm việc ở các gói thầu của công ty không phải thêm khoản chi phí nào, các chế độ phúc lợi đều được bảo đảm bằng hợp đồng lao động giữa hai bên.

Bất ngờ nhất là thị trường Angola: tại đây ở thời điểm này có khoảng 30.000-40.000 lao động Việt Nam đang làm việc trên các công trường xây dựng. Nhiều lao động ở xã Hải Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) và xã Kỳ Bắc, Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết họ từng làm việc ở Angola với mức thu nhập 800-1.000 USD/tháng. Điều này được ông Lê Thanh Hà, phó tổng giám đốc Cienco 1 (Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1), xác nhận: “Tôi đã vài lần sang Angola tìm đối tác và nghiên cứu thị trường này để tổ chức hợp tác đưa lao động qua đây. Hiện cộng đồng người Việt tại đây có khoảng 40.000 lao động đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Thu nhập mà chúng tôi khảo sát dao động từ 800 USD (cho lao động phổ thông) và trên 1.000 USD/tháng với các vị trí công việc như đốc công, kỹ sư. Sở dĩ họ có thu nhập cao như vậy là nhờ công việc được giao khoán, họ làm nhanh, làm nhiều để có thu nhập càng cao”.

Nhận định: Châu Phi là thị trường xuất khẩu lao động mới mẻ, nhiều tiềm năng để phát triển và đầu tư.

Rủi ro

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, xác nhận có lao động Việt Nam đang làm việc ở các nước trên. Tuy nhiên, chỉ ở Algeria là có những đơn hàng chính thống của các đơn vị trúng thầu đưa lao động qua theo công trình, hoặc cung cấp lao động cho các nhà thầu nước thứ ba trúng thầu. Còn Angola chưa có doanh nghiệp nào khai thác, lao động chủ yếu đi theo đường cá nhân. Algeria yêu cầu các công ty bỏ thầu dự án được đưa lao động qua làm việc hoặc cung cấp lao động cho nhà thầu nước thứ ba. Hiện Algeria chưa ký hiệp định tiếp nhận lao động theo đường xuất khẩu lao động với Việt Nam.

Với Angola, một cán bộ Cienco 1 cho biết hiện rất khó tổ chức để đưa lao động tới quốc gia này theo đường chính thống bởi thủ tục làm visa, đặc biệt là “các loại phí không tên” quá cao, khiến doanh nghiệp e dè.

“Một lao động muốn qua Angola làm việc theo đường quan hệ cá nhân tự do hiện nay phải bỏ ra 4.800-5.200 USD để hoàn tất các thủ tục. Nếu doanh nghiệp muốn làm phải thu cao hơn mới có lãi”, vị này cho biết. Vì vậy, đa số lao động ở thị trường này chọn đi theo đường cá nhân vì rẻ hơn. Dĩ nhiên, đi theo diện này lao động sẽ không được bảo đảm các quyền lợi được luật pháp bảo vệ nếu có rủi ro xảy ra.

Môi trường làm việc tại Angola cũng khá nhiều bất ổn.An ninh trật tự không được kiểm soát tốt lắm, lại thêm căn bệnh sốt rét vàng da tại đất nước này (đã có văcxin cho bệnh này) nên người lao động cần phải cân nhắc.

Tuy nhiên, dù có rủi ro và chưa chính thống song lao động các tỉnh miền Trung vẫn đang “săm soi” các thị trường này vì mức thu nhập tốt, lại dễ đi hơn thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)