KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của sinh viên tại Trường Đại học Lạc Hồng (Trang 35 - 40)

Sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của sinh viên trong phạm vi nghiên cứu tại Đại học Lạc Hồng được nghiên cứu trong đề tài này. Sự ứng dụng về mặt lý thuyết và mặt thực tiễn trong bài nghiên cứu này đã góp phần đưa ra những thông tin về các thang đo chất lượng sống của sinh viên, động cơ học tập và tính kiên định học tập và cũng chỉ ra những phát hiện về mối quan hệ của chúng. Những phát hiện của nghiên cứu có thể cung cấp cho Lãnh đạo Trường Đại học Lạc Hồng một vài minh chứng hữu ích để góp phần vào công tác hoạch định các chiến lược khuyến khích phù hợp nhằm giúp sinh viên nâng cao chất lượng sống của họ trong quá trình học, hay điều này sẽ giúp sinh viên nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập, cũng như hiệu quảđào tạo của Trường.

™ Điểm nổi bật

Có 3 khái niệm được nghiên cứu thể hiện tâm lý của sinh viên trong bài nghiên cứu này gồm chất lượng sống của sinh viên, động cơ học tập, tính kiên định học tập. Kết quả kiểm định các thang đo sử dụng hệ số tin cậy cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), đã chứng minh rằng các thang đo đáp ứng được tiêu chuẩn về độ cậy và giá trị.

Nhiên cứu này cũng góp phần kiểm định về mặt lý thuyết qua việc kiểm định cấu trúc của ba thang đo đã trình bày trong hoàn cảnh nghiên cứu tại Đại học Lạc Hồng.

Nhìn chung, những phát hiện tiếp tục khẳng định rằng những thang đo được điều chỉnh từ các nghiên cứu khác, mà đã được kiểm định ở các quốc gia phát triển, thì chúng đều đáp ứng được các yêu cầu về độ tin cậy và giá trị trong hoàn cảnh nghiên cứu ở các nước đang phát triển mà minh chứng là Việt Nam. Những phát hiện trong đề tài là một trong những tiền đề về lý thuyết khuyến khích những đề tài trong tương lai điều chỉnh, hoặc bổ sung

thêm và sử dụng các thang đo này trong hoàn cảnh nghiên cứu là giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh lý do nhằm khám phá sự tác động hay mối quan hệ giữa các biến đã trình bày, một đóng góp khác của nghiên cứu này là việc đo lường các yếu tố tâm lý góp phần đưa ra công cụ đo lường về nhận thức của sinh viên về các yếu tốđộng cơ học tập, tính kiên định học tập và chất lượng sống của sinh viên tại trường Đại học. Từ đó, giúp Nhà trường hoạch định những chiến lược phù hợp trong việc khuyến khích sinh viên nâng cao ý thức học tập, tự xây dựng tính kiên định nhằm cải thiện hiệu quả học tập sinh viên và hiệu quả đào tạo của Trường. Và về phía sinh viên giúp họ thấy được tầm quan trọng của các yếu tố này, giúp họ có thêm cơ sở để cải thiện hiệu quả học tập và nâng cao chất lượng sống của mình trong quá trình học.

™ Hàm ý cho nhà quản trị

Nghiên cứu cung cấp minh chứng nhằm khẳng định rằng yếu tố động cơ học tập và tính kiên định học tập có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên. Nhưng tính kiên định học tập có mức độ tác động đến chất lượng sống của sinh viên cao hơn so với động cơ học tập. Điều này có nghĩa là Nhà trường nên sử dụng những chiến lược mang tính tâm lý, mà trong đó nên chú trọng mức độ của tính kiên định học tập cao hơn động cơ học tập trong các chiến lược của mình nhằm cải thiện chất lượng sống của sinh viên.

Chất lượng sống của sinh viên là một công cụ giá trị cho một trường Đại học. Nó không chỉ là một yếu tố giúp sinh viên vươn tới mục tiêu học tập hiệu quả, mà còn giúp Nhà trường đánh giá được hiệu quả đào tạo của Nhà trường.

™ Kiến nghị

Để góp phần thực tiễn hóa kết quả nghiên cứu của đề tài, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều phía, cụ thể như sau:

¾ Về phía sinh viên

Từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng những yếu tố mang tính tâm lý như động cơ học tập và tính kiên định học tập đóng một vai trò rất quan trọng đối với sinh viên. Vì nếu tự bản thân sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng của chúng thì sẽ kích thích sinh viên nâng cao thái độ học tập, từ đó góp phần làm nâng cao chất lượng sống hay sự hài lòng của họ với việc học và môi trường học tập. Cho nên sinh viên cần tự trao dồi bản thân, xây dựng những động cơ học tập tích cực, sống có ước mơ và xây dựng kế hoạch để thực hiện chúng, đồng thời tự rèn luyện tính kiên định, từ đó sẽ giúp sinh viên nâng cao được khả năng tự học, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề khó khăn trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Kết quả của những điều này là sinh viên có thể tự cải thiện hiệu quả học tập, và tất nhiên sẽ làm nâng cao chất lượng sống của mình trong quá trình học tại Trường.

¾ Về phía gia đình và những người thân của sinh viên

Gia đình và những người thân trong gia đình là những người hết sức gần gũi với sinh viên, cho nên để góp phần giúp sinh viên nâng cao động lực học tập, tính kiên trì trong học tập của sinh viên thì phụ huynh nên cố gắng hiểu tâm lý của con mình, đồng thời quan tâm hơn về vấn đề học tập của con mình. Vì nếu sinh viên cảm nhận được sự quan tâm và khuyến khích từ gia đình đối với việc học, điều này sẽ góp phần vào việc định hướng, giúp sinh viên ổn định tâm lý, giúp họ tập trung tốt hơn cho việc học tại Trường.

¾ Về phía Nhà trường

Nhà trường cần quan tâm đến yếu tố chất lượng sống của sinh viên, vì đây là thước đo sự hài lòng của sinh viên đối với khóa học. Cho nên để có thể cải thiện nó, Nhà trường cần quan tâm đến các yếu tố khác có tác động đến chất lượng sống của sinh viên, theo kết quả nghiên cứu trong đề tài này thì các yếu tố cụ thể là động cơ học tập và tính kiên định học tập. Để làm được điều này, đòi hỏi có những kế hoạch phù hợp để tác động làm nâng cao động cơ học tập và tính kiên định học tập của sinh viên, từ đó giúp cải thiện hiệu

quả học tập và chất lượng đào tạo của Nhà trường. Cụ thể trong các hoạt động của Nhà trường nên:

+ Nâng cao vai trò của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm: đây là những người trực tiếp tiếp xúc với sinh viên qua mỗi bài giảng, buổi sinh hoạt lớp. Vì những điều sinh viên tiếp thu được không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn, mà ở đó còn cung cấp những kỹ năng về thực tế, những bài học về cuộc sống. Hay nói cách khác, họ chính là những người có thể góp phần tạo ra động lực học tập tích cực cho sinh viên, giúp sinh viên sống có định hướng tương lai, đồng thời cung cấp những kỹ năng giải quyết các vấn đề khó khăn. Cho nên cần lồng ghép vào bài giảng, vào các buổi sinh hoạt lớp những câu chuyện về tấm gương tốt, biết vượt khó trong cuộc sống, từ đó giúp sinh viên dần dần nâng cao tinh thần, động lực và ý chí, quyết tâm đạt được những mục tiêu của sinh viên, trong đó có mục tiêu nâng cao hiệu quả học tập tại Trường.

+ Nhà trường tạo nhiều cơ hội ngoại khóa, các buổi giao lưu với doanh nghiệp, cơ hội tham quan, vừa học vừa làm tại doanh nghiệp, điều này giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về công việc trong tương lai. Từ đó sinh viên có cái nhìn thực tế hơn khi xây dựng động cơ hay kế hoạch học tập. Đồng thời cần tổ chức nhiều hơn các cuộc thi về học thuật, đây sẽ là nơi sinh viên phát huy và tích lũy những kiến thức, hay khả năng trình trước đám đông, khả năng làm việc nhóm, thể hiện sự tự tin của sinh viên…Hay nói cách khác qua những hoạt động này, giúp sinh viên rèn luyện kiến thức, và giúp họ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

™ Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài có một số hạn chế sau:

Đầu tiên, nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi của trường Đại học Lạc Hồng. Nếu được thực hiện tại các hoàn cảnh hay môi trường giáo dục khác thì kết quả có thể sẽ khác nhau. Những đề tài tiếp theo nên tiếp tục nghiên cứu sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất

lượng sống của sinh viên ở nhiều môi trường ở các trường Đại học khác nhằm mở rộng tính đại diện của nghiên cứu.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 đối tượng sinh viên ngành kinh tế và ngành kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề tài về chất lượng sống của sinh viên và 2 yếu tố đã trình bày có thể sẽ khác nếu được tiến hành trên các đối tượng sinh viên của các ngành học khác.

Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu 2 yếu tố gồm động cơ học tập và tính kiên định học tập có ảnh hưởng đến chất lượng sống của sinh viên. Thêm vào đó, chất lượng sống của sinh viên còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như là giá trị học tập, tình trạng sức khỏe, tính cách cá nhân …Đây có thể là một gợi ý cho các đề tài tiếp theo.

™ Kết luận chung

Trong hoàn cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, với nền kinh tế ngày càng mở cửa, dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực có yêu cầu về trình độ ngày càng cao của thị trường lao động hiện nay. Điều này dẫn đến nhu cầu tham gia học tại các trường Đại học ngày càng cao. Nên để có thể bắt kịp cơ hội này và đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì các Trường đại học bây giờ không chỉ cố gắng mở rộng về quy mô đào tạo mà còn có gắng tìm ra những phương pháp riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của họ. Khi chất lượng đào tạo tăng lên, chất lượng sống của sinh viên cũng tăng lên. Tuy nhiên để có thể nâng cao chất lượng sống của sinh viên thì Nhà trường cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng tới nó. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhằm cung cấp một số minh chứng để cải thiện chất lượng sống của sinh viên tại Đại học Lạc Hồng thông qua việc tác động vào các yếu tố như động cơ học tập và tính kiên định học tập. Phát hiện của đề tài chỉ ra một cơ sở mới giúp việc xây dựng và hoạch định chiến lược nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên và hiệu quả đào tạo của Trường. Từ đó góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Trường.

Một phần của tài liệu Sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của sinh viên tại Trường Đại học Lạc Hồng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)