0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thảo luận câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ TÍNH KIÊN ĐỊNH HỌC TẬP ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG (Trang 32 -35 )

Sau khi thu thập dữ liệu, mô hình nghiên cứu được đề nghị trong chương 4 đã được kiểm định. Những phát hiện từ phân tích hồi quy đa tuyến tính cho thấy rằng nó đáp ứng được các yêu cầu cần thiết với sự chấp nhận của dữ liệu quần thể dân số. Hai giả thuyết nghiên cứu liên quan đến câu hỏi nghiên cứu được phân tích dựa trên kết quả của phân tích hồi quy đa tuyến tính.

Những kết quả này cung cấp những minh chứng để trả lời cho câu hỏi đã được nêu trong chương 2.

Câu hỏi nghiên cứu: “Động cơ học tập và tính kiên định học tập có tác động đến chất lượng sống của sinh viên không?”

Theo mô hình nghiên cứu, chất lượng sống của sinh viên bị tác động bởi 2 yếu tố là: động cơ học tập và tính kiên định học tập. Hai tác động này được giảđịnh trong 2 giả thuyết sau đây:

H1: Động cơ hc tp có tác động dương đến cht lượng sng ca sinh viên

H2: Tính kiên định hc tp có tác động dương đến cht lượng sng ca sinh viên

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy động cơ học tập (β = 0.191, sig. =0.000) và tính kiên định học tập (β = 0.443, sig. =0.000) có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên, và những tác động này đều có ý nghĩa

thống kê. Điều này cho phép kết luận giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận. Nhìn chung, tính kiên định học tập có tác động hay ảnh hưởng đến chất lượng sống của sinh viên nhiều hơn so với động cơ học tập trong phạm vi nghiên cứu tại Đại học Lạc Hồng. Tuy nhiên phát hiện này khác với kết quả của Thọ (2009) [2]. Lý do giải thích là do phạm vi nghiên cứu là khác nhau.

Từ những kết quả đã trình bày, những phát hiện cho thấy rằng giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận bởi dữ liệu. Điều này có nghĩa nếu sinh viên có thái độ học tập tốt trong quá trình học, thể hiện là họ sẵn sàng điều khiển, đối mặt với những khó khăn và tự cố gắng duy trì những nỗ lực của họ đểđạt được những mục tiêu học tập đề ra. Và như luật nhân quả, họ sẽ có cảm nhận hài lòng với môi trường học tập hay có cảm nhận về chất lượng sống sinh viên là tốt hơn trong quá trình học tại trường Đại học.

Nói cách khác có thể diễn giải rằng, chất lượng sống của sinh viên tại Đại học Lạc Hồng sẽ được tăng hơn nếu động cơ học tập và tính kiên định học tập của sinh viên tăng lên. Về phía Trường, nên có những tác động cần thiết qua các hoạt động điều hành, tạo ra những mục tiêu và môi trường thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tăng cường động cơ học tập và tính kiên định trong quá trình học tại trường. Về phía sinh viên, cần thấy được vai trò quan trọng của động cơ học tập và tính kiên định để từ đó có được những mục tiêu học tập tích cực, kết hợp với tự rèn luyện tính kiên định bằng cách tham gia nhiều hoạt động bổ ích của Trường và tự rèn luyện thông qua các hoạt động xã hội…nhằm tự nâng cao chất lượng sống của mình trong quá trình học.

Hình 4.1: Kết quả phân tích hồi quy đa tuyến tính giữa chất lượng sống của sinh viên và các biến khác

3.5 Kết luận

Chương này đã thực hiện những công việc sau đây:

Phân tích sự tin cậy và giá trị của dữ liệu thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả cho thấy rằng tất cả các yếu tố đều có thể sử dụng, ngoại trừ biến H5 “Tôi luôn thích thú với những thử thách trong học tập”.

Kiểm định giả thuyết H1 và H2 thông qua phân tích hồi quy đa tuyến tính với phương pháp Enter được chấp nhận, cho thấy rằng động cơ học tập và tính kiên định học tập có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên trong môi trường nghiên cứu tại Đại học Lạc Hồng.

Động cơ học tập Tính kiên định học tập Chất lượng sống của sinh viên H1: β =0.191 Sig.=0.000 H2: β =0.443 Sig.=0.000

Một phần của tài liệu SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ TÍNH KIÊN ĐỊNH HỌC TẬP ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG (Trang 32 -35 )

×