Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của sinh viên tại Trường Đại học Lạc Hồng (Trang 29 - 32)

Sau khi phân tích nhân tố khám phá, có 3 yếu tố được chấp nhận được dùng để đánh giá mô hình nghiên cứu. Giá trị của các yếu tố là giá trị trung bình của các biến quan sát của yếu tố đó.

Để kiểm định giả thuyết, đầu tiên phân tích tương quan (Pearson) được sử dụng để kiểm tra xem các yếu tố có thể đưa vào mô hình hồi quy hay không, sau đó phân tích hồi quy đa tuyến tính được thực hiện để kiểm định các giả thuyết.

Các giả thuyết H1 và H2 được kiểm định trên cơ sở dữ liệu của 328 phiếu trả lời của sinh viên.

Phân tích tương quan

Phân tích tương quan nhằm kiểm tra các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng ma trận tương quan mô tả các hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu. Các hệ số tương quan dao động từ 0.386 đến 0.527. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.11.

Dựa vào kết quả của phân tích hồi quy đa tuyến tính trên dữ liệu 328 phiếu trả lời, ta có hệ số tương quan R2 hiệu chỉnh là 0.303. Mức ý nghĩa thống kê (sig.) là 0.000 rất nhỏ so với tiêu chuẩn 0.05 (Phụ lục 2). Điều này chỉ ra rằng, sẽ an toàn nếu bác bỏ giả thuyết hệ số hồi quy là bằng 0. Vậy, mô hình phân tích hồi quy đa tuyến tính là phù hợp với dữ liệu của quần thể dân số và có thể sử dụng được. Phần tiếp theo các giả thuyết H1 và H2 sẽ được kiểm định.

Bảng 3.11: Kết quả phân tích tương quan Tương quan Trung bình Độ lệch chuẩn Động cơ học tập định học tập Tính kiên Chất lượng sống của sinh viên Tương quan Pearson 1 .439** .386** Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) .000 .000 Động cơ học tập 3.9183 .64389 N 328 328 328 Tương quan Pearson .439** 1 .527** Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) .000 .000 Tính kiên định học tập 3.9370 .60628 N 328 328 328 Tương quan Pearson .386** .527** 1 Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) .000 .000 Chất lượng sống của sinh viên 3.9975 .69382 N 328 328 328

**. Các tương quan là có ý nghĩa thống kê khi lớn hơn 0.01 (2 đuôi)

Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy đa tuyến tính Hệ số

Hệ số chưa chuẩn

hóa chuẩn hóa Hệ số đã Đa cộng tuyến Mô hình B Sai số chuẩn Beta T Sig. Dung sai VIF

1.193 .240 4.971 .000

Động cơ học tập .206 .055 .191 3.723 .000 .808 1.238 1

Tính kiên định

học tập .507 .059 .443 8.629 .000 .808 1.238 a. Biến phụ thuộc: Chất lượng sống của sinh viên

Từ bảng 3.12, nó cho thấy rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (tất cả các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10).[3]

Gi thuyết 1: Động cơ hc tp có tác động dương đến cht lượng sng ca sinh viên

Giả thuyết này cho rằng sinh viên sẽ có xu hướng hài lòng với việc học của học tại trường đại học nếu học có một động cơ học tập tích cực.

Kết quả của phân tích hồi quy đa tuyến tính trong bảng 3.12 cho thấy hệ số beta đã chuẩn hóa giữa biến động cơ học tập và chất lượng sống của sinh viên là dương và có ý nghĩa thống kê (β =0.191, t =3.723, sig. =0.000). Điều này chứng minh rằng giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết luận, có sự tác động có ý nghĩa thống kê giữa động cơ học tập vào chất lượng sống của sinh viên hay động cơ học tập có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên.

Gi thuyết 2: Tính kiên định hc tp có tác động dương đến cht lượng sng ca sinh viên.

Giả thuyết 2 cho rằng những sinh viên có tính kiên định học tập cao sẽ có xu hướng hài lòng trong quá trình học tại trường hay sẽ có một cảm nhận tốt hơn về chất lượng đời sống sinh viên.

Kết quả của phân tích hồi quy đa tuyến tính trong bảng 3.12 cho thấy hệ số beta đã chuẩn hóa giữa biến tính kiên định học tập và chất lượng sống của sinh viên là dương và có ý nghĩa thống kê (β =0.443, t =8.629, sig. =0.000), chứng minh rằng giả thuyết H2 được chấp nhận.

Phát hiện này khẳng định có mối quan hệ dương giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống của sinh viên. Vì vậy, nếu sinh viên có thể điều khiển hay tìm giải pháp để vượt qua những khó khăn hay những sự việc không mong muốn trong quá trình học, thì điều đó cũng giúp tạo ra cho họ sự hài lòng cao hơn hay sự cảm nhận cuộc sống sinh viên tốt hơn. Hay sinh viên với tính kiên định càng cao thì sẽ có chất lượng sống trong quá trình học càng cao. Kết quả này sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo.

Sau khi phân tích hồi quy, bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Kết luận các giả thuyết

Nội dung Kết quả

H1

Động cơ học tập có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên

Chấp nhận H2 Tính kiên định học tập có tác động dương đến chất lượng

sống của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chấp nhận

Một phần của tài liệu Sự tác động của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của sinh viên tại Trường Đại học Lạc Hồng (Trang 29 - 32)