60101. Lịch sử Việt Nam
72857.2020 Nghiên cứu xác lâ ̣p quan điểm , nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu và biên soa ̣n bô ̣
lịch sử Việt Nam / PGS.TS. Vũ
Quang Hiển, GS.TS. Phạm Hồng Tung; PGS.TS. Phan Xuân Biên; ThS. Trần Thị Mai - Hà Nội - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 2019 - 01/2017 - 01/2018. (Đề tài cấp Quốc gia)
Phương pháp luận biên soạn bộ quốc sử một cách thống nhất, tập trung chủ yếu là quan điểm, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu. Thống nhất thể thức, quy cách biên soạn bộ quốc sử và các tập biên niên sự kiện thuộc bộ quốc sử. Đề xuất hướng xử lý các mối quan hệ lớn trong biên soạn bộ quốc sử như giữa lịch dân tộc và lịch sử tộc người, giữa nhà nước và dân cứ, giữa thể chế chính thức và phi chính thức.
Số hồ sơ lưu: 15444
60103. Khảo cổ học và tiền sử
55790.2020 Khảo cổ học thời đại kim khí vùng ngập mặn Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng
Nai và Tp. Hồ Chí Minh)/ PGS.TS.
Bùi Chí Hoàng, ThS. Nguyễn Khánh Trung Kiên; ThS. Nguyễn Quốc Mạnh; ThS. Đặng Ngọc Kính; ThS. Lê Hoàng Phong; CN. Nguyễn Nhựt Phương; ThS. Nguyễn Hoàng Bách Linh; CN. Nguyễn Ngọc Hồng; TS. Trần Thái Bình - Tp. Hồ Chí Minh - Viện Khoa học xã hội vùng Nam
Bộ, 2016 - 01/2015 - 12/2016. (Đề tài cấp Bộ)
Tổng quan về tình hình nghiên cứu khảo cổ học ở khu vực cận biển Đông Nam Bộ. Hệ thống hoá tư liệu khảo cổ học trên cả hai đối tượng di tích và di vật. Xác định khung niên đại và các mối quan hệ văn hoá và cả thương mãi của các di tích khảo cổ học vùng cận biển với các vùng khác. Xác lập các mối quan hệ văn hoá. Giới thiệu giá trị văn hoá của nhóm di tích vùng cận biển và kiến nghị các giải pháp nghiên cứu và bảo tồn
Số hồ sơ lưu: 14028
602. Ngôn ngữ học và văn học
60205. Nghiên cứu văn học Việt Nam, văn học các dân tộc ít người Nam, văn học các dân tộc ít người của Việt Nam
31629.2020 Liên văn bản: Lí luận và thực tiễn văn học Việt Nam/ PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh, TS. Cao Kim Lan; TS. Nguyễn Văn Thuấn; TS. Hoàng Cẩm Giang; TS. Lê Thị Dương - Hà Nội - Viện Văn học, 2018 - 12/2014 - 12/2017. (Đề tài cấp Quốc gia)
Nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào phân tích thực tiễn văn học dân tộc. Theo quan điểm của các tác giả, lí thuyết về liên văn bản đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam là một lí thuyết mới, chưa được giới thiệu một cách hệ thống, chưa có công trình quy mô nào. Trong khi đó thực tiễn văn học Việt Nam cho thấy có nhiều hình thức quan hệ liên văn bản cần được nghiên cứu. Việc nghiên cứu sẽ giúp
43 ích rất lớn cho việc hiểu và giảng dạy văn học Việt Nam.
Số hồ sơ lưu: 15429
60208. Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hoá các dân tộc ít người Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam
67763.2020 Nghiên cứu khái niệm cơ bản về văn hoá trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế/ PGS.TS. Nguyễn Văn
Cương, PGS.TS. Trần Đức Ngôn; PGS.TS. Lê Quý Đức; TS. Nguyễn Thị Việt Hương; PGS.TS. Ngô Văn Giá; PGS.TS. Trịnh Minh Đức; GS.TS. Đinh Xuân Dũng; GS.TS. Nguyễn Xuân Kính - Hà Nội - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2018 - 01/2015 - 12/2016. (Đề tài cấp Bộ)
Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm cơ bản về văn hóa đã được nghiên cứu ở trong và ngoài nước, khái quát về sự cần thiết và bối cảnh ra đời của Nghị quyết 33/NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam cũng như những khái niệm cơ bản về văn hóa được đề cập trong Nghị quyết. Làm rõ nội hàm và bản chất các khái niệm văn hóa được nhấn mạnh trong Nghị quyết Việt Nam. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các khái niệm cơ bản về văn hóa trong thực tế hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp phổ biến, điều chỉnh, vận dụng các khái niệm cơ bản về văn hóa được đề cập trong Nghị quyết 33/NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI trong công tác quản lý,
giảng dạy và nghiên cứu văn hóa hiện nay.
Số hồ sơ lưu: 15467
67774.2020 Nghiên cứu nguyên tắc, cách thức sắp đặt hiện vật trong chùa, đình, đền là di tích
quốc gia ở Việt Nam/ ThS. Lê Thị
Kim Loan, TS. Phạm Thị Thu Hương; ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương; ThS. Phạm Định Phong; PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng; ThS. Đoàn Đình Lâm - Hà Nội - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2017 - 01/2015 - 12/2016. (Đề tài cấp Bộ) Nghiên cứu nguyên tắc, cách thức sắp đặt hiện vật trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng xuất hiện và sắp đặt hiện vật mới trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những nguyên tắc thờ tự của Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và phong tục tập quán của người Việt Nam. Đề xuất nguyên tắc, cách thức bài trí hiện vật đối với các di tích tôn giáo tín ngưỡng được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
Số hồ sơ lưu: 15468
72859.2020 Văn học dân tộc
Tày dưới góc nhìn văn hoá/
PGS.TS. Cao Thị Hảo, PGS.TS. Cao Thị Hảo; PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc; PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương; TS. Hoàng Mai Diễn; ThS. Lê Thị Hương Giang - Thái Nguyên - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2019 - 12/2014 - 12/2016. (Đề tài cấp Quốc gia)
Làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn học Tày, không gian văn hóa Tày và văn học Tày trong
44 dòng chảy văn hóa Bách Việt dưới cái nhìn đối sánh. Phân tích những yếu tố về chữ viết và hệ thống thể loại tiêu biểu của văn học Tày, từ đó có những đánh giá khách quan về sự hình thành và phát triển của chữ viết và hệ thống thể loại văn học Tày từ khi có chữ viết đến nay. Tìm hiểu và chỉ ra những kiểu tác giả trong quá trình hình thành và phát triển của văn học Tày và đánh giá thành tựu và những đóng góp của những kiểu tác giả này. Phân tích và chỉ ra phong cách tiêu biểu của những tác giả văn học Tày tiêu biểu, qua đó thấy được sự vận động, kế thừa, tiếp nối và phát triển của văn học Tày qua những phong cách và đóng góp của đội ngũ tác giả tiêu biểu này.
Số hồ sơ lưu: 15440
73056.2020 Nghiên cứu các giải pháp phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố
Hà Nội/ TS. Nguyễn Sỹ Toản, ThS.
Lưu Ngọc Thành; TS. Nguyễn Anh Thư; ThS. Nguyễn Tri Phương; ThS. Phạm Ngọc Quyên; ThS. Lý Thị Ngọc Dung - Hà Nội - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2017 - 01/2016 - 12/2017. (Đề tài cấp Bộ)
Nghiên cứu tổng quan hệ thống di sản Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đánh giá ưu điểm và hạn chế công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kiến nghị, đề xuất giải pháp bảo vệ phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành ph Hà Nội.
Số hồ sơ lưu: 15579
603. Triết học, đạo đức học và tôn giáo giáo
73469.2020 Nghiên cứu triết học sinh thái và ứng dụng trong phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay/ PGS.TS. Phạm Công Nhất, PGS.TS. Phạm Công Nhất; TS.Trần Thị Điểu; TS. Hà Thị Bắc; CN. Phan Thị Hiệp; TS. Trần Thanh Giang; ThS. Phan Thị An - Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2019 - 02/2017 - 02/2019. (Đề tài cấp Bộ)
Phân tích làm rõ về mặt lý luận quan niệm chung và đặc điểm của triết học sinh thái trong hệ thống các khoa học triết học nói chung hiện nay. Phân tích một số nội dung và các khuynh hướng phát triển cơ bản của triết học sinh thái hiện nay. Mô tả khái quát mô hình phát triển xã hội Việt Nam (cách thức phát triển và các nội dung biểu hiện cơ bản) theo nguyên lý phát triển của triết học sinh thái. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị về chính sách để thực hiện mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam theo các nguyên lý phát triển của triết học sinh thái.
Số hồ sơ lưu: 15664
60305. Nghiên cứu tôn giáo
73099.2020 Nghiên cứu tổng thể vấn đề tôn giáo đối với việc phát triển bền vững vùng Tây
45
Nam Bộ/ TS. Trần Tuấn Phong,
GS.TS. Phạm Văn Đức; GS.TS. Đỗ Quang Hưng; GS.TS. Hồ Sĩ Quý; PGS.TS. Nguyễn Tài Đông; PGS.TS. Cao Thu Hằng; PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương; PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân; PGS.TS. Ngô Hữu Thảo; PGS.TS. Hoàng Thị Thơ; PGS.TS. Trần Hồng Liên; PGS.TS. Đỗ Lan Hiền; PGS.TS. Chu Văn Tuấn; PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa; TS. Nguyễn Đình Hòa; TS. Phú Văn Hẳn; TS. Nguyễn Ngọc Mai; TS. Phạm Thanh Hằng; TS. Phan Thị Thu Hằng; TS. Vũ Thị Thu Hằng; ThS. Trần Thị Thúy Ngọc; ThS. Trần Thị Tuyết; ThS. Hoàng Minh Quân; ThS. Phạm Thị Hường - Hà Nội - Viện Triết học, 2018 - 01/2016 - 06/2018. (Đề tài cấp Quốc gia)
Cơ sở lý luận về vai trò của tôn giáo đối với phát triển bền vững đó là các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Đánh giá vai trò của tôn giáo đối với phát triển bền vững và những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tôn giáo với ổn định chính trị phát triển bền vững. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo vì mục tiêu phát triển bền vững. Thực trạng tôn giáo đối với phát triển bền vững Tây Nam Bộ gần 30 năm qua (1986-2015) và một số vấn đề đặt ra đối với tôn giáo ở Tây Nam Bộ giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến năm 2035. Từ đó đưa ra các giải pháp cho mục tiêu phát triển bền.
46
Phụ lục: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
KH&CN
1. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm khoa ho ̣c và công nghê ̣ c ấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước thuô ̣c pha ̣m vi quản lý của Bô ̣ Khoa ho ̣c và Công nghệ và nhi ệm vụ khoa học và công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung ương, cấp bộ tài trợ.
2. Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
+ Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trước khi nghiệm thu chính thức
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu chính thức, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, cấp quốc gia, cấp bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung ương, cấp bộ tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sau khi nghiệm thu chính thức
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày được nghiệm thu chính thức, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, cấp quốc gia, cấp bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung ương, cấp bộ tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Bước 2:
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp l ệ của hồ sơ và ghi vào giấy biên nhâ ̣n hồ sơ đăng ký kết quả thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ khoa ho ̣c và công nghê ̣ . Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục
47
Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có trách nhiệm cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Cách thức thực hiện:
- Đăng ký trực tuyến tại trang thông tin điện tử: http://dangkykqnv.vista.gov.vn/; - Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa, Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia;
- Gửi bảo đảm theo đường bưu chính về Bộ phận Một cửa, Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
4. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ
- 01 Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Phiếu đăng ký để rời, đóng dấu giáp lai nếu 2 tờ, không đóng vào báo cáo tổng hợp).
- 01 bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (đã hoàn thiện sau khi nghiệm thu chính thức), báo cáo đóng bìa cứng, gáy vuông (in tên chủ nhiệm nhiệm vụ, và mã số nhiệm vụ), trên trang bìa lót bên trong có xác nhận của tổ chức chủ trì nhiệm vụ về việc đã hoàn thiện kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi nghiệm thu chính thức.
- 01 bản điện tử Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (file hoàn chỉnh, không tách riêng các file chương, mục,…); 01 bản điện tử Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; 01 bản điện tử phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, sách chuyên khảo, bài tạp chí... tài liệu đa phương tiện, phần mềm (nếu có). Bản điện tử phải sử dụng định dạng Portable Document (.pdf) và phải sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Time New Roman) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6909:2001), bản điện tử phải thể hiện đúng với bản giấy, được ghi trên đĩa quang và không được đặt mật khẩu.
- 01 bản sao Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (biên bản không đóng kèm vào báo cáo tổng hợp); văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các tác giả về việc xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ (nếu có).
- 01 Bản sao đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) kèm theo